President Bush and First Lady Laura Bush attend the Congressional Gold Medal Ceremony honoring the Dalai Lama at the U.S. Capitol.

Nghệ Thuật Sống Theo Các Nhà Lãnh Đạo Tâm Linh

Trong bất kỳ tổ chức hay hội đoàn nào, các nhà lãnh đạo đều có nhiều đức tính tốt và phẩm chất tâm linh. Để làm những nhà lãnh đạo tâm linhchúng ta phải sống an bình và hài hòa với chính mình, với thiên nhiên và với tha nhân, trong đó có gia đìnhcộng đồngxã hội và quê hương của mình.

Các nhà lãnh đạo tâm linh thường có mối quan hệ khắn khít với người khác và có những giá trị nội tâm như: sự không tham cầu, không ích kỷ và nhẫn nhục. Các nhà lãnh đạo tâm linh cũng phải có tinh thần và đạo đức cao và là gương sáng cho người khác. Một trong những giá trị đạo đức đó bao gồm lòng từ bi, bác áibao dung, siêng năng, quyết tâm, an vui, lòng biết ơntrung thựcchánh niệmkiên trìtrách nhiệmđáng tin cậy, hiểu biết và trí tuệ. Bài viết này, thông qua sự hiểu biết về tâm lýkinh nghiệm sống và hành hoạt, cũng như kinh nghiệm của mỗi cá nhân nên chúng tôi đề xuất năm nghệ thuật sống căn bản như sau:

1)      Nghệ thuật đầu tiên của cuộc sống là sống như cây tre khóm trúc;

2)      Nghệ thuật sống thứ hai là sống như dòng sông.

3)      Nghệ thuật thứ ba là sống như cây Mai;

4)      Nghệ thuật sống thứ tư là sống giống như đất; và

5)      Nghệ thuật sống thứ năm là sống như những đám mây.

Năm nguyên tắc cốt lõi này, tập trung vào những phương thức cụ thể, như là kim chỉ nam cho mọi ngườiPhật tử và những người không phải Phật tử – kể cả những nhà lãnh đạo tinh thần, cho hàng Tăng lữ hoặc tại gia hay những ai muốn mọi ngườigia đình, và xã hội sống hài hòa hơn, an lạc và hạnh phúc hơn.

Lãnh Đạo Tâm Linh

Boorom (2009) đã cho rằng lãnh đạo tâm linh có nguồn gốc từ tôn giáo, bởi vì có một mối tương quan trực tiếp giữa các phẩm chất lãnh đạo và tâm linh. Marques (2010) thuyết phục, “Nó hoàn toàn có thể thuộc về tinh thần chứ không phải là tôn giáo. Cũng có nhiều người có cuộc sống tâm linh mà những người đó lại tin theo thuyết vô thầnvô tri, hoặc theo nhiều tôn giáo cùng một lúc (trang 13). Theo nhà nghiên cứu này, “Một nhân viên có tâm linh là một người chỉ đơn giản là duy trì các giá trị của con người tốt, chẳng hạn như sự tôn trọngbao dungthiện chí, hỗ trợ, và một nỗ lực để tạo ý nghĩa hơn trong nơi làm việc của mình” (trang 13).  DeVost (2010) nhấn mạnh rằng nghiên cứu hiện tại trong các tổ chức đã tìm thấy một mối quan hệ giữa tâm linh của các nhà lãnh đạo và tâm linh nơi làm việc. Trong nghiên cứu này, Devost (2010) tìm thấy rằng việc thực hành từ trái tim – một trong năm giá trị lãnh đạo điển hình – có tác dụng tích cực đáng kể. Theo Kouzes và Posner (1995), năm thực hành của lãnh đạo tốt là: “Thách thức quy trình, truyền cảm hứng cho một tầm nhìn chung, cho phép những người khác hành động, mô hình đường đi, và khuyến khích từ trái tim” (trang 9).

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo thường xuyên thực hành đời sống tinh thần của họ cũng như những niềm tin đạo đức và các giá trị đạo đức. Như Northouse (2004) đã lập luậnđạo đức và lãnh đạo đều “có liên quan đến các loại của các giá trị và đạo đức mà một cá nhân hay xã hội nhận thấy đáng ao ước hay thích đáng” (trang 342). Hơn nữa, ông chỉ ra rằng một mô hình đạo đức của lãnh đạo bao gồm năm thành phần: (a) thể hiện sự tôn trọng, (b) phục vụ người khác, (c) thể hiện công lý, (d) trung thực rõ ràng, và (e) xây dựng cộng đồng. Trong một nghiên cứu khác, Zhu, May, và Avolio (2004) định nghĩa lãnh đạo có đạo đức là “làm những điều đúng, phải và tốt” (trang 16). Zhu et al (2004) cho biết thêm rằng các nhà lãnh đạo bày tỏ hành vi đạo đức khi họ làm những gì đúng, cho là lẽ phải và tốt về mặt đạo đức đúng. Khi người lãnh đạo giúp đỡ để nâng cao nhận thức về đạo đức và tự thực hành đạo lý luân thường thì có thể chuyển hóa những người khác. Bass và Steidlmeier (1998) cho rằng một lãnh đạo thực sự chuyển hóa và hiệu quả phải được dựa trên: (a) các tính cách đạo đức của những nhà lãnh đạoquan tâm của họ đối với bản thân và đối với những người khác, (b) các giá trị đạo đức được thấm nhuần trong tầm nhìn của nhà lãnh đạo, và (c) luân lý của các quá trình và sự lựa chọn đạo đức xã hội và hành động tương quan giữa các nhà lãnh đạo và những người cấp dưới.

Khi nói đến nghệ thuật sống là chúng ta, tự thân, sống như thế nào cho thích nghi và hòa hợp với gia đình, làng nước, xã hội, quê hương của chúng ta. Với vai trò là những nhà lãnh đạo tâm linh, cũng như của nam nữ cư sĩ Phật tửchúng ta phải sống như thế nào để cảm nhận được sự bình an và niềm hạnh phúc mà bản thân ta có trong cuộc đời hằng ngàyVì vậychúng ta thường đọc ở trong kinh điển, hoặc kinh nghiệm sống, hoặc qua quán chiếu hay tâm lý của con người trong cuộc sống này, chúng ta có thể học hỏi từ những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây. Từ đó, chúng ta có thể chiết xuất và lấy đó là nghệ thuật sống của những người lãnh đạo tâm linh hoặc là những vị Phật tử.

Nghệ Thuật Đầu Tiên Của Cuộc Sống Là Sống Như Cây Tre Khóm Trúc

Tánh uyển chuyển và quân tửChúng ta thấy được rằng nếu cuộc sống chúng ta không có sự uyển chuyển như bụi trúc, khi một cơn gió thổi qua, những cây tre sẽ xuôi theo chiều của làn gió, điều đó có nghĩa trong cuộc sống mình phải tùy duyên, phải hiểu mình hiểu người, mình phải có được cái tự tâm của mình, để rồi từ đó khi ta tiếp xúc với thực trạng cuộc đờithực tế cuộc sống mà chúng ta không bị gãy đổ, không bị đau thương, không cảm thấy mất mát những gì chúng ta đang có. Sự uyển chuyển là một đặc tính của những bụi trúc, của những cây tre mà nó không bao giờ gãy đổ trước những cơn giông bão, nó luôn nương chiều theo cơn bão đó nên cây tre sẽ đứng vững mà không gãy đổVì vậychúng ta là những nam nữ cư sĩ Phật tử, khi chúng ta tiếp cận với những vấn đề trong cuộc sống thì chúng ta cũng cần uyển chuyển để xây dựng cho mình một nghệ thuật sống đối với đương sự, hiện trường, và hoàn cảnh.

Nghệ Thuật Sống Thứ Hai Là Sống Như Dòng Sông

Khi nói đến đạo Phật là nhắc đến tinh thần vô tướng và tùy duyêntinh thần đạo Phật không phải một tính chấthiện tượnghiện trạng luôn luôn cứng ngắc, mà phải tùy thuộctùy duyênVì vậy tinh thần giới luật của nhà Phật là tinh thần giới luật tùy duyên chứ không cứng ngắc, không cố định, nên trên con đường hoằng truyền Phật phápĐạo Phật truyền vào quê hương, dân tộc nào thì nền văn hóa của đạo Phật luôn phù hợp chuyển mình hòa quyện cho thích nghi với văn hóa bản địa của dân tộc đó. Suốt gần 3000 năm lịch sửđạo Phật có mặt trên thế gian này đã làm xoa dịu khổ đau, không gây thêm đổ máu, hay nước mắt vì tinh thần “Hoằng dương Phật pháp” của đạo Phật, vì đấy là tinh thần tùy duyên của đạo PhậtVì vậychúng ta phải có nghệ thuật sống như dòng sông; nước được đổ từ đầu nguồn xuống hạ nguồn và ra biển. Nếu dòng sông đó nằm trên cao nguyên, trên thác cao thì dòng nước chảy nhanh, nhưng khi xuống dưới trung nguyên hoặc bình nguyên thì dòng nước chảy một cách nhẹ nhàng, từ từ, nên thơ và để rồi dòng sông đó sẽ hòa nhập vào trong biển cả mà không giữ lấy tính chất cố định của chính nó. Trong cuộc sống cũng vậy, khi chúng ta sống trong mọi môi trường, hoàn cảnh ta phải có nghệ thuật sống để hòa hợp mình với tất cả mọi người, với chúng sinh và với môi trường sống của xã hội, mà không nên giữ lấy cái chấp ngã của mình. Sở dĩ có bao nhiêu điều để chúng ta phải khổ đau, buồn tủi cũng vì cái chấp ngã của mình vì mình không chịu hòa hợp với đại chúng, với mọi ngườiChúng ta tự cho cái chủ thể, cái ngã, cái chấp ngã của mình to tác, bản thân mình là quan trọng để bắt mọi người phải nghe lời mình, phục tùng, v.v… Cho mình quan trọng nhất, là cái rốn của vũ trụ, nhưng trong cuộc sống này chúng ta đều biết mọi người đều có Phật tánh. Ai trong chúng ta đều có khả năng giác ngộ, sự hiểu biết, và sự tu tập. Vì thế chúng ta phải kính trọng lẫn nhau, từ một cụ già cho đến một em bé; chúng ta phải luôn luôn từ tốn, nhã nhặn, khiêm tốn, khả ái với nhau. Nếu cái tôi của mình lớn thì sẽ làm chao đảo, ngã đổ cuộc sống; nó sẽ làm đời sống không được thăng bằng và bình yên.  Tĩnh lạc và an lành nhất của những người lãnh đạo tâm linh hay nam nữ cư sĩ Phật tử là chúng ta hãy bỏ đi cái chấp ngã, giảm trừ cái tôi của mình. Ngày nào chúng ta giảm trừ được cái tôi của mình, cái chấp ngã thì ngày đó mình hòa hợp với toàn thể quần chúng. Còn nếu không mình sẽ không thông cảm được ai, bắt mọi người tôn trọng cái tôi của mình thì đó là một vấn đề hệ lụy. Trong kinh điển nghệ thuật sống như dòng sông là phải hòa tan vào trong biển cả, nước sông không thể giữ được tính chất riêng của sông, mà phải hòa tan vào bốn biển. Tất cả được gọi chung trong một đại thể là nước. Khi nước ở dòng sông chúng ta gọi là nước sông, nhưng khi nước sông ra ngoài biển thì chúng ta gọi là nước biển, vì vậy mình phải hòa tan tự thể của mình với tất cả mọi người. Cũng như câu thơ chúng tôi viết… Và tiểu ngả chan hòa cùng đại ngã. Ôi hư vô em có nếm vô thường.

Nghệ Thuật Thứ Ba Là Sống Như Cây Mai

Cây Mai, khi nào nó trở thành một cây đại thọ, thân cây của nó sẽ xù xì và khẳng khiu. Nhìn vào là mình biết được cây Mai đã trải qua rất nhiều thời gian mưa nắng, khó khăn đã phủ lên trên cành Mai, gốc già của thân Mai, nhưng thân Mai vẫn vươn mình, chịu đựng với thời gian, với mưa nắng, cho đến mùa xuân về thì hoa Mai nở dù rằng thời gian có tàn phá, đẩy đưa làm cho con người bị già nua, sinh ra rồi lớn lên rồi chết đi, nhưng đối với gốc Mai già luôn luôn hứng chịu những cơn mưa, khó khăn nhưng sự vươn mình của gốc cây Mai vẫn luôn hứng chịu với thời gian. Từ đó trên con đường tu tập của người lãnh đạo tâm linh hay nam nữ cư sĩ, không phải chúng ta tu một ngày mà thành Phật, mà phải tu nhiều đời nhiều kiếp, băng qua thác ghềnh của sinh tử, hứng chịu nhiều đau thương lăn lóc của vòng sinh tử luân hồi. Hãy huân luyện và trao chuốt cái tâm, ý chí của mình đối với thời gian để rồi từ sự tôi luyện đó, tâm của chúng ta sẽ vững chắc trong ngôi nhà Phật pháp, giống như gốc cây Mai già chịu mưa, chịu nắng, chịu phong ba bão táp nhưng cội Mai đó luôn luôn vững chãi trên sườn đồi để vương mình rồi hiện hữu trên vũ trụ này. Con người chúng ta khi gặp phải những điều trái ý Phật lòng, điều gian truân trong cuộc sống, chúng ta vượt qua gian truân, khó khăn đó thì chúng ta sẽ đạt được thành tựu trên con đường giác ngộtu tập của chính mình. Chúng ta phải kiên định,gìn giữ cái tâm không bị nao núng, ý chí không gãy đổ bởi sự mưa chan nắng đốt của cuộc đời thì cuộc sống mới có sự an lạc thảnh thơi.

Nghệ Thuật Sống Thứ Tư Là Sống Giống Như Đất

Đó là đức tính nhẫn nhụcchịu đựngkiên cố và vững chãi. Đất sản sinh và nuôi lớn tất cả mọi sự vật trên thế giancon người sống cũng nhờ đất, chết cũng nhờ đất, mọi sơn hà đại địa đều nhờ đất. Vì vậy đất là một đức tính nhẫn nhục chịu đựngchúng ta tưới nước dơ đất cũng không than phiền, tưới nước sạch đất cũng không vui mừng. Cho nên con đường tu tập chúng ta cũng vậy; chúng ta cần một nghệ thuật sống như đất, khi đó chúng ta mới tĩnh lặng trên cuộc sống ba đào này. Nếu chúng ta không có nghệ thuật sống như đất, chúng ra sẽ bị chao đảo bởi những tiếng khen chê, vừa lòng không vừa lòng, nếu chúng ta bị chi phối bởi những khen chê đó thì mình đang sống cho người khác, điều đó có nghĩa mình không làm chủ được chính mình, nên chúng ta phải sống nhẫn nhụcchịu đựng như đất để cuộc sống được thăng hoa và an lành hơn.

Nghệ Thuật Sống Thứ Năm Là Sống Như Những Đám Mây

Có nghĩa là nghệ thuật sống thong dong tự tạibềnh bồng, không vướng bận. Mây, hôm nay ở phương trời này, hôm sau ở phương trời khác; mây không cố định một chỗ, không bị vướng mắc ở phương trời nào, không vướng mắc bởi bất cứ nhân tố nào. Vì vậytâm hồn của mình phải thênh thang, cởi mở, không dính mắc. Nếu tâm hồn mình dính mắc thì sẽ bị kìm hãm, không thể vượt thoát được, mà không vượt thoát được sẽ không giác ngộ. Tâm của mình bị kìm hãm bởi lời chê-khen, thương-ghét, bằng lòng không bằng lòng, thì chúng ta sẽ không còn tâm để vượt thoát, bềnh bồng vô ngại như mây. Nên trong cuộc sống phải có nghệ thuật sống thứ năm, là nghệ thuật sống như áng mây trời,bềnh bồng, và tự tại.

Tóm lược, qua bài tiểu luận này, chúng ta có thể học hỏi và áp dụng những đặc tính trong thiên nhiên.  Cầu mong rằng chúng ta hãy thực tập nghệ thuật sống nhẫn nhục và kiên định như đất, bềnh bồng tự tại như mây, chịu đựng và vươn lên như gốc mai già, cuộc sống uyển chuyển như cây tre, bụi trúc, nghệ thuật an nhiên chan hòa, luôn hòa mình vào đại thể như dòng sông. Năm nghệ thuật hay nguyên tắc cốt lõi này, nếu sống đúng, sẽ giúp chúng ta có một gia đình, một cộng đồng và xã hội hài hòa, thanh bìnhan lạc và hạnh phúc hơn.

Thích Nguyên Siêu và Tâm Thường Định