Tulku Thondup Rinpoche

Thực hành Quy y và phát Bồ Đề Tâm

Thọ quy y

Thọ quy y là lập một cam kết. Sau khi thực hành bốn điểm chuyển tâm hướng tâm chúng ta đến Giáo pháp, chúng ta sẵn sàng lập một cam kết vào con đường, sự rèn luyện tâm linh, và đến mục đích là sự đạt giác ngộ. Thọ quy y là sự đặt nền tảng, khởi đầu của cam kết. Một cách truyền thống nó khởi đầu với một nghi lễ thọ quy y, nhưng điều quan trọng nhất là phát triển niềm tin và phó thác nơi các đối tượng quy y. Nếu chúng ta có sự thúc đẩy mạnh mẽ đó, tin tưởng vào con đường và mục đích đã được dạy trong Phật giáo, nguyện thọ quy y sẽ phát sinh trong chúng ta.

Chúng ta phải nghĩ về việc thọ quy y trong cách ý thức chung. Nếu lập một cam kết hay quyết tâm chúng ta sẽ thành công nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nhưng nếu lưỡng lự, nghi ngại, hay không chắc chắn về sự cam kết dù có hay không của mình, chúng ta sẽ bị tăng thêm lười biếng và sẽ không dễ tìm thấy thành công. Ví dụ, nếu bạn muốn đi bộ đến Charlemont nhưng lại lưỡng lự, bạn có thể đi tới vài bước nhưng sau đó lùi lại vài bước và có thể sẽ không đến được đó cho đến khi bạn lập một quyết định chắc chắc. Trong cùng cách, nếu chúng ta phát triển quyết tâm dựa vào Phật, Pháp, và Tăng đoàn để tạo sự hỗ trợ và phương tiện cho cuộc sống mình, chúng ta sẽ thành công nhanh chóng hơn trong tình trạng khác.

Trước tiênchúng ta nên quán tưởng và thấy ở phía trước một cây quy y khổng lồ, đẹp đẽ, và phong phú với năm cành tràn đầy toàn bộ không gian. Trong cành trung tâm của cây là Đức Guru Rinpoche, với các Bổn tôn, Dakini, và Hộ Pháp. Trên cành phía trước là chư Phật của quá khứhiện tại, và vị lai. Trên cành bên phải là chư Bồ tát. Trên cành phía sau là Giáo Pháp, được biểu tượng hóa bằng những bộ kinh lưu xuất từ những âm thanh của Giáo Pháp. Trên cành bên trái là các vị thánh của Hinayana, chư Shravaka (Thanh Văn). Trong bầu trời phía trên là tất cả các vị thầy dòng truyền, từ Dharmakaya đến các vị thầy gốc của chúng ta.

Trên mặt đất cùng với chúng ta, hãy quán tưởng toàn bộ trái đất tràn đầy mọi người, sinh vật, và mọi loại chúng sanhmọi người đều đối diện với cây quy y. Tất cả họ đều là một trong tấm lòng sùng kính nồng nhiệt đến sự quy y, những khuôn mặt rạng rỡ hoan hỷ, với đôi mắt mở rộng của sự tập trung, tất cả đều nhìn chăm chú vào cây quy y. Tất cả đều nói cùng bài nguyện trong cùng một giọng, tràn đầy toàn bộ không gian với âm thanh thuần tịnh của sự sùng kính và thanh bình vô biênSự quán tưởng thọ quy y là tương tự như những gì chúng ta làm trong phát triển bồ đề tâm và cúng dường mandala sau này.

Sau đó, trước sự chứng minh và hỗ trợ của cây quy y như đối tượng, chúng ta thọ nguyện quy y bằng việc lập lại nhiều lần bài kệ bốn dòng.

Tam bảo chân thực, ba Gốc cực lạc
Thật tánh của kinh mạch, năng lượng, và tinh chất
Mandala của bản chất (tánh Không), bản tánh (trong sáng), và lòng bi (năng lực tỏa khắp) của tâm giác ngộ, 
Con thọ quy y cho đến khi đạt được bản chất giác ngộ.

Trong việc rèn luyện nguyện thọ quy y, có nhiều trình độ quy yTrước tiên, cấp độ bên ngoài là quy y nơi Tam Bảo – Phật, Pháp, và Tăng. Chúng ta quy y nơi chư Phật như sự dẫn dắt mà các Ngài giảng dạy và phô bày con đường giác ngộ cho chúng ta, nơi Giáo Pháp như con đường qua đó chúng ta tiến đến Phật quả bằng thực hành, và nơi Tăng Đoàn như sự hỗ trợ đồng hành với chúng ta trên con đường.

Chúng ta nhận Tam Bảo như sự quy y, không chỉ vì dựa vào tam Bảo sẽ làm lắng dịu những khó khăn của chúng ta, mà vì chúng ta nhận Tam Bảo như sự hỗ trợ hoặc chìa khóa để phát triển tư duy và kinh nghiệm tâm linh trong chúng ta, như sự sùng kínhan bình, và nhận thức tích cực. Nếu các kinh nghiệm tâm linh được phát triển trong chúng ta qua sự hỗ trợ của các đối tượng tâm linhchúng ta sẽ giải thoát khỏi đau khổ và những nguyên nhân của nó, và chắc chắn chúng ta sẽ đạt giác ngộ. Nên Đức Phật đã nói, “Ta đã chỉ cho các ngươi con đường đến giác ngộ, mà nhiệm vụ của các người bây giờ là đi theo nó.”

Mức độ thứ hai là quy y nơi ba Gốc. Các Ngài là Guru (nguyên lý nam), Dakini (nguyên lý nữ), và Bổn tôn Bảo Vệ, hay Yidam (nguyên lý hợp nhất) – ba rèn luyện Bổn tôn chính của mật tông. Bằng việc tự mình hiến dâng đến Guru, nhờ có Dakini như sự hỗ trợ, và do dựa vào Bổn tôn Bảo Vệ như nguồn năng lựcchúng ta phát triển và viên mãn nhận thức thanh tịnh, đó là nền tảng của thực hành mật tôngNhận thức thanh tịnh hay sự chuyển hóa liên quan đến việc thấy mọi sắc tướng như Đức Phật, nghe mọi âm thanh và diễn tả như Giáo Pháp, và nhận ra hoặc kinh nghiệm mọi tư duy như trí tuệ Phật.

Mức độ thứ ba quy y nơi bản tánh của các kinh mạch, năng lượng, và tinh chất của thân vajra (kim cương). Đây là sự quy y ở cấp độ bí mật của mật tông, mà trung tâm ở trên các phẩm tính vật chất của thân và sử dụng chúng như phương tiện quan trọng để thực hành. Ở đây, chúng ta quy y bằng việc dựa vào các kinh mạch thân thểnguyên nhân của sự thành tựu thân Phật như Hóa thân – Nirmanakaya; tịnh hóa năng lượng, suối nguồn của sự thành tựu Phật ngữ như Báo thân – Sambhogakaya; và viên mãn tinh túy (bản chất), suối nguồn của sự thành tựu Phật ý như Pháp thân – Dharmakaya. Đặc biệt trong Anuyoga, như trong thực hành Yumka Dechen Gyalmo, sự nhấn mạnh chính về thân vajra nhiều hơn nhận thức thanh tịnh của hiện tượng bên ngoài của âm thanh và hình tướng.

Mức độ cuối cùng là thọ quy y nơi mandala của tinh chấtbản tánh, và lòng bi (hay năng lực) của tâm giác ngộ theo Dzogpa Chenpo. Trong bản tánh nội tại của tâm của Dzogpa Chenpo, tâm Phật, được giải thích là có ba phẩm tính. Tinh túy của nó là tánh Không(rộng mở), bản tánh nó (hay biểu hiện) là trong sáng không giới hạn, và lòng bi của nó (năng lực) là tỏa khắp (toàn giác). Do vậy, chúng ta quy y trong phẩm tánh ba bậc của tâm giác ngộ của sự quy y và của chính chúng ta.

Thọ quy y không có nghĩa chúng ta nhận các đối tượng này là cấp trên, mà chúng ta dựa vào các Ngài và nỗ lực để trở thành một với các Ngài. Chúng ta thọ quy y nơi các Ngài cho đến khi đạt được giác ngộ; và khi đã giác ngộchúng ta sẽ trở thành một với các Ngài, với các phẩm tính Phật, và do vậy không cần dựa vào các Ngài nữa.

Vào lúc cuối chúng ta quán tưởng những chùm ánh sáng lưu xuất từ nơi quy y và tiếp xúcchúng ta. Chỉ nhờ ánh sáng tiếp xúc, giống như sắt bị nam châm hút, chúng ta hợp nhất và tan hòa vào nơi quy y như nước tan vào nước. Sau đó nơi quy y tan từ ngoài vào trong, vào Guru Rinpoche. Guru Rinpoche cũng tan hòa vào tánh Không. Sau đó thả lỏng trong thiền địnhthoát khỏi khái niệm.

Phát triển Bồ đề tâm

Như trước, chúng ta quán tưởng cây quy y như trong rèn luyện về thọ quy y. Hãy nhìn vào nơi quy y phía trước, với sự giao phó nhất tâm và hoàn toàn sùng kính phát triển tâm giác ngộ (hay bồ đề tâm) bằng việc lập lại các câu kệ sau:

Ho! Bị vô số nhận thức lừa gạt, giống như sự phản chiếu của mặt trăng trong nước. 
Chúng sanh bị lang thang qua hàng loạt chu trình sống. 
Để cho họ được thanh thản trong lãnh vực quang minh của sự tự-tỉnh giác, 
Con phải phát triển tâm giác ngộ bằng việc suy niệm về tứ vô lượng tâm.

Chúng ta có thể phát triển tâm giác ngộ bằng việc tạo quan điểm nhận lấy trách nhiệm giúp đỡ tất cả bà mẹ chúng sanh không có bất kỳ động cơ phân biệt hay ích kỷ nào. Tâm giác ngộ có thể phát triển qua lực cảm hứng của quan điểm tứ vô lượng tâm. Đó là lòng từ ái – một quan điểm mong muốn mạnh mẽ hạnh phúc cho tất cả chúng sanhlòng bi mẫn – một quan điểm mong ước mạnh mẽ rằng sự đau khổ sẽ không xảy đến cho bất cứ chúng sanh nào, hoan hỷ bao trùm lên hạnh phúc của người khác bình đẳng hướng đến tất cả chúng sanh, không phân biệt bạn bè, kẻ thù, v.v…

(Tâm giác ngộ có nhiều trình độ. Nếu chúng ta có một tâm bi phi thường, mặc dù có thể không cần thiết là tâm giác ngộ mà Đức Phật có, song nó là một tâm giác ngộ hay một tâm với trí tuệ và trong sáng vĩ đại. Do vậy, trong một nghĩa, nếu so sánh với tâm bình thường, chúng ta có thể gọi nó là tâm giác ngộ.)

Trong việc duy trì và phát triển một tâm như vậy, có hai phương diện: tâm khao khát giác ngộ (Bồ đề tâm nguyện) và sự thực hành tâm giác ngộ (Bồ đề tâm hạnh). Bồ đề tâm nguyện là có một quan điểm nhận lấy trách nhiệm giúp đỡ tất cả bà mẹ chúng sanh không phân biệt giữa bạn hay thù hay mong cầu đền đáp. Nếu có loại quan điểm này, thì bất kể những gì ta làm đều sẽ trở thành Bồ đề tâm hạnh. Tương tự, bất cứ những gì ta làm với một tâm xấu đều sẽ bị hại.

Ví dụ, nếu tôi là một người nóng giận, bất cứ những gì tôi nói sẽ gây tổn thương và thô tục. Nếu có một quan điểm xấu, bất kỳ những gì tôi làm sẽ hung dữ và gây hại. Nhưng nếu có một tâm khao khát giác ngộ, ngay cả nếu tôi cư xử có vẻ trong cách lạ lùng, tôi vẫn sẽ lợi ích cho người khác. Cũng giống như một người mẹ tốt kỷ luật con của họ; có thể nghiêm khắc, nhưng họ thật sự làm lợi ích cho chúng.

Ngài Shantideva nói phương diện của tâm khao khát giác ngộ giống như mong ước và chuẩn bị đi đến một nơi, trong lúc sự thực hành tâm giác ngộ là thực sự đi đến đó. Để rõ ràng cụ thể, về sự thực hành tâm giác ngộ, có các rèn luyện chính, được biết là sáu hoàn thiện (lục ba la mật): bố thí (hay rộng mở), trì giới (hay hành động đạo đức), kiên nhẫn, siêng năng (hay tinh tấn), thiền định (hay thể nhập), và trí tuệ (hay sự nhận biết). Vào cùng lúc, mọi thực hành và hành động thiện đều vốn sẵn bao gồm tất cả sáu hoàn thiện. Chẳng hạn, tụng niệm một bài nguyện cần có sự rộng rãi về thời giannăng lượng, và nỗ lực, và do vậy nó là sự thực hành rộng lượng. Nó cũng yêu cầu sự kỷ luật ngồi xuống cầu nguyện thay vì lang thang rong ruổi. Nó yêu cầu sự chiến thắng những cám dỗ khác, giống như đi ra ngoài vào một ngày trời đẹp, đi tắm nắng, hoặc ngay cả việc bỏ dở nửa chừng vì đau chân. Do đó, việc tụng niệm các bài nguyện đòi hỏi sự chịu đựngkiên trìtinh tấn, và tính nhẫn nại. Hơn nữa, việc tập trung một điểm vào tụng niệm cầu nguyện là sự thiền định, và sự nhận biết ý nghĩa của bài nguyện là trí tuệ. Như Kunzang Zhalung giải thích, có ba trí tuệtrí tuệ được tạo ra bởi sự học hỏi, được tạo ra bởi sự suy nghĩ và tìm kiếm, và được tạo ra qua thiền định. Do vậy, bất kể kết quả hay kinh nghiệm nào chúng ta đạt được đều là một dạng của trí tuệ. Nếu chúng ta là những hành giả giỏi, trí tuệ chúng ta đạt được là sự nhận biết của tánh Không (rộng mở), hay thật tánh của tâm. Tuy nhiên, trong trường hợp của chúng ta, phải nói rằng bất cứ những gì đạt được qua thực hành đều là trí tuệ – thậm chí nếu nó chỉ là kết quả của việc cho một muỗng thức ăn cho người cần. Một hành động như vậy bao gồm tất cả sáu hoàn thiện. Do đó, trong một nghĩa, sáu hoàn thiện bao gồm mọi thực hành của đạo Phật và cùng lúc bao gồm trong mỗi hành động nhỏ bé của thực hành. Sáu hoàn thiện không phải là điều bạn nên làm ở nơi nào khác hay làm tách riêng. Chúng là một phần của cuộc sống tâm linh hàng ngày, và thực hành Ngondro là một ví dụ lớn.

Chúng ta phải bắt đầu trong việc phát triển tâm giác ngộ. Có được những tư duy lợi ích cho tất cả chúng sanh không phân biệt thì không đơn giản dễ dàng. Chúng ta cần phải khởi đầu từ điểm phát triển lòng bi bằng cách suy nghĩ về người nào gần gũi với chúng ta và đang đau khổ. Có thể là một người bạn, một người thân, hay một con vật bị bệnh, sắp chết hay bất cứ gì khác. Suy nghĩ về người đó và phát triển lòng bi bằng cách mong muốn người đó hết đau khổ. Phát triển một cảm nhận mạnh mẽ, thậm chí có thể rơi nước mắt. Sau đó mở rộng cảm giác và dần dần hãy để nó bao trùm lên người khác. Trong cõi luân hồi không ai thoát khỏi đau khổ, do vậy, chúng ta phải cố gắng phát triển cảm giác này hướng đến mọi người. Sau đó, nếu phát triển được một cảm giác bi mẫn mạnh mẽ, thì cuối cùng chúng ta sẽ dễ dàng nhận trách nhiệm phục vụ tất cả bà mẹ chúng sanh. Nếu chúng ta chịu bắt đầu thì sẽ không khó, ngay cả đối với một con vật hay một người đang chịu đựng trong đau khổ, chiến tranh hay động đất.

Nói chung, có nói rằng thọ quy y là lối vào của Phật giáo, sau đó chúng ta có thể nói mình là một Phật tử. Việc phát triển tâm giác ngộ tạo cho chúng ta là người đi theo Phật giáo Đại Thừa.

Vào lúc kết thúc của sự phát triển tâm giác ngộ, hãy suy nghĩ rằng sự quy y, bắt đầu từ bên ngoài, tan hòa vào bên trong, và tất cả tan hòa vào Đức Guru Rinpoche. Sau đó Guru Rinpoche tan hòa vào chúng ta, và chúng ta tin rằng mình đã nhận được tâm giác ngộ của sự quy y.

Đức Tulku Thondup Rinpoche

Việt dịch: Tuệ Pháp