tkp

Những Đặc Trưng Của Luận Giải Ba phương diện chính của con đường Giác Ngộ

Tông Khách Ba sinh ra ở Amdo và theo học với nhiều vị thầy ở trung bộ Tây Tạng thuộc tỉnh U và Tsang. Ngài học cả kinh điển hiển giáo lẫn mật điển tantra và trở nên chứng ngộ hoàn toàn. Ngài đã viết mười tám tác phẩm giáo lý tuyệt vời, thu thập rộng rãi từ những tài liệu và luận giải Ấn Độ khác nhau. Ngài trao truyền trực tiếp luận bản này cho một trong hai đệ tử thân cận nhất của Ngài là Ngawang-dragpa.

Có một sự khác biệt nho nhỏ trong cung cách của sự giáo huấn trong Ba Phương Diện Chính Yếu của Con Đường này và trong Lam-rim hay Con Đường Tiệm Tiến. Ở đây, diễn giải trước đây về viễn ly hay từ bỏ diễn ra trong hai phần. Thứ nhất là quay lưng với sự bức bách của đời sống này qua sự nhớ nghĩ đến sự tái sinh quý báu của con người và vô thường. Thứ hai là quay lưng với sự bức bách của những đời sống tương lai do nghĩ đến những khổ đau tự nhiên của toàn bộ vòng luân hồi. Có một sự nhấn mạnh nhỏ trên sự tiếp nhận phương hướng an toàn (Quy y). Trong Lam-rim hay con đường tiệm tiến, trái lại, có sự thảo luận về ba quá trình của động cơ. Vì hiện hữu một cá nhân là quá trình sơ khởi là căn bản cho những trình độ cao hơn, đầu tiên là phát triển về sự hấp dẫn để làm lợi ích cho những đời sống tương lai và trong luận bản này, bao gồm những giáo huấn trong sự tiếp nhận phương hướng an toàn (Quy y). Thế thì, có một sự khác biệt nho nhỏ, có phải không?
Bây giờ chúng ta bắt đầu vào luận giải.

Kệ Tán Dương, Nguyện Ước Trước Tác, Và Khuyến Khích Lắng Nghe Tốt

Cúi đầu phủ phục đến những đấng đạo sư tôn quý toàn hảo
Thuật ngữ tôn quý toàn hảo ngụ ý đến những ai đã quay lưng của họ đến tất cả những sự việc của luân hồi và hoàn toàn đối diện với giải thoát. “Đạo sư” là một người tôn quý, cao thượng, trong ý nghĩa của những người có sự thông hiểu đúng đắn cả về tính không lẫn tâm giác ngộ (tâm b ồ đề), những điều sẽ đưa những vị ấy đến tình trạng cao quý, tối thượng của giác ngộ. Ở đây, đạo sư tôn quý toàn hảo liên hệ đến những Đạo Sư của Tổ Sư Tông Khách Ba những vị đã dạy Ngài con đường tiệm tiến Lam-rim, và đặc biệt đến vị Thầy không bình thường của Ngài, Văn Thù Sư Lợi.

Tiếp theo là đoạn kệ nguyện ước trước tác.

(1) Nguyện cố gắng giải thích bằng khả năng cao nhất của mình, Ý nghĩa căn bản tất cả những lời được tuyên thuyết trong kinh điển
Của tất cả những Đấng Chiến Thắng,
Con đường được tán dương bởi những hậu duệ thánh thiện của những Đấng Chiến Thắng,
Lối đi qua ở chỗ nông cạn thuận lợi cho sự khát khao giải thoát.

Dịch kệ:

[1] Nay thầy xin tận sức giải thích về
Ý nghĩa tinh túy của giáo pháp của chư Thế Tôn;
Con đường mà các đấng con Phật đều tán dương;
Cánh cửa mở ra cho kẻ thiện duyên khát khao giải thoát.

Ý nghĩa căn bản tất cả những lời tuyên thuyết trong kinh điển của những Đấng Chiến Thắng liên hệ đến sự viễn ly hay từ bỏ. Con đường được tán dương bởi những hậu duệ thánh thiện của những Đấng Chiến Thắng, nói cách khác là những vị Bồ Tát, liên hệ đến tâm giác ngộ (tâm b ồ đề). Lối đi qua ở chỗ nông cạn thuận lợi cho sự khát khao giải thoát là sự thông hiểu tính không, điều sẽ đem đến giải thoát. Do thế, trong nguyện ước viết nên luận giải, tác giả tuyên bố rằng Ngài sẽ giải thích những phương diện chính yếu này của con đường giác ngộ. Bằng khả năng cao nhất của mình nghĩa là Ngài sẽ cố gắng để làm như thế như trong hình thức tóm lược gọn gàng nhất mà Ngài có thể.

(2) Hãy lắng nghe với một tâm niệm trong sáng, hỡi những người may mắn,
Tâm niệm của những người sẽ nương trên con đường vui thích đến Đấng Chiến Thắng
Qua sự hiện diện không bị vướng mắc bởi những vui thú bức bách của luân hồi sinh tử.
Và hăng hái để làm cho cuộc đời của các con đầy đủ ý nghĩa tự tại và những nhân tố phong phú nổi bật.

Dịch kệ:

[2] Xin hãy lắng nghe với tâm trong sáng
Hỡi những người may mắn, không tham cầu lạc thú cõi thế gian,
Biết tận dụng thân người thong dong thuận tiện,
Hướng về con đường làm đẹp dạ đấng Thế tôn.
Điều này đòi hỏi phải lắng nghe tốt. Nó biểu lộ hình thái của động cơ mà chúng ta cần phải có khi lắng nghe những giáo huấn này. Con đường vui thích đến Đấng Chiến Thắng là một lối mà không có sai lầm và nó hoàn toàn, cũng như không thiếu một thứ gì. Khi chúng ta đi theo một con đường không lỗi lầm và hoàn toàn như thế, điều này làm vui lòng những Đức Phật.

Tổ Sư Tông Khách Ba

Lược giải: Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV

Anh dịch : Dr. Alexander Berzin

Chuyển kệ: Hồng Như – Chuyển ngữTuệ Uyển

Nguồn: Những Đặc Trưng Của Luận Giải Ba phương diện chính của con đường Giác Ngộ