Tara 122

Thực hành Thiền Đức Tara xanh

Giới thiệu

Đức Chenrezig (Quan Âm) là hiện thân cho lòng từ bi của Đức Phật A Di Đà, và Đức Tara là hiện thân cho trí tuệ của Ngài. Đức Chenrezig (Quan Âm) trưởng dưỡng một lòng can đảm không thể khuất phục mang lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh cho đến khi luân hồi cạn kiệt. Từ vô lượng đại kiếp, Người đã đem lại lợi lạc cho chúng sinh bằng cách thiết lập họ trong trạng thái giác ngộ. Tuy nhiên số lượng chúng sinh không giảm bớt. Một ngày, Người kiệt sức và nước mắt Người trào ra. Bị những nỗi khổ của chúng sinh dồn dập, người trào nước mắt, hai giọt nước mắt của Người đã trở thành Đức Tara và Bhrikuti. Đức Tara nói với Người:“Con sẽ bảo vệ những ai đang sợ khổ đau của Samsara. Đừng lo, con sẽ bảo vệ họ”. Cùng như vậy, Đức Tara đã cùng với Đức Chenrezig (Quan Âm) làm lợi lạc cho chúng hữu tình.

Đức Phật Vairochana (Đại Nhật Phật) đã viết ra bản cầu khẩn Hai mốt Mẹ hiền Tara và giảng về nhiều bài giảng Mật thừa về Đức Tara. Bà Tara đã có vô số những họat hạnh với những số mặt và tay khác nhau. Acharya Ashvagoha nói “Thân Mẹ Tara hoạt động trong nhiều tướng dạng như Brahma, Vishnu, Shiva, tướng hung nộ, tướng hiền hòa, Uma Deva và nhiều nữa, Mamaki, Tara, Pantari, Đức Phật Lotsani và tiếp theo, tùy theo vào mức độ của chúng sinh”. Ở Ấn Độ, bà hoạt động như Mayadevi, người mẹ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Gelongma Palmo, Lady Mandarava, và nhiều nữa. Ở Tây Tạng, Bà hoạt động hóa thân như Dakini Yeshe Tsogyal, Machig Lobdron, Achi Chokyi Drolma, và một số những bà tu viện trưởng của tu viện ni Drikung Terdrom. Chỉ vừa nghe tên Bà với lòng sùng mộ sâu sắc là đã giải thoát được khỏi một trong tám hay mười sáu sự sợ hãi. Người thực hành thiền về Bà và tụng chú của Bà xua tan được tất cả mọi chướng ngại. Người đó sẽ được sinh trong cõi Dewachen (Tây Phương Cực Lạc), miền đất tinh khôi của Đức Phật Amitaba (A Di Đà).

Phần mở đầu

OM SWASTI! Sự hiện thân cho tất cả hoạt động của các đấng chiến thắng, người mẹ vĩ đại của chư Phật khắp ba thời, đối tượng tối thượng của niềm hy vọng cho chúng sinh trong thời mạt pháp: con xin dâng hiến hỡi đấng mẹ hiền cao quý. Xin hãy ban những thành tựu thông thường và phi thường!

Những đấng chiến thắng là một tính ngữ của một vị Phật, được gọi như vậy vì vị Phật đó đã đạt chiến thắng hoàn toàn vô minh và lầm lạc. Ngài Tara là hóa thân tất cả những hoạt động của tất cả các chư Phật. Người mẹ vĩ đại của chư Phật nhắc tới những bài giảng về Bát Nhã Ba La Mật, cũng như vị nữ thần tên là Bát Nhã Ba La Mật, một diện mạo của Mẹ Tara và hóa thân cho những bài giảng này. Tất cả các vị Bồ Tát trở thành Phật nhờ hiện thực bài giảng này, nên được gọi là mẹ hay cội nguồn, của chư Phật đà.

Trong Samsara nỗi đau khổ lan tỏa khắp, nhưng nếu chúng ta nương nơi Đức Tara, chúng ta sẽ được giải thoát khỏi tất cả những loại đau khổ. Trong trạng thái tương đối, Đức Tara bảo vệ tất cả những loại chúng sinh, đặc biệt những người thực hành. Trong trạng thái tuyệt đối, chúng ta được giác ngộ nhờ nhận thức được phẩm tính của Đức Tara, chính là trí tuệ nguyên thủy và từ bi tuyệt hảo. Chính vì vậy, chúng ta dâng hiến cho Người, hoặc nói một cách khác, thọ Quy y nơi Người, và nguyện cầu cho những thành tựu bình thường và phi thường. Thành tựu bình thường là những quyền năng kỳ lạ như bay lên, bay, tiên đoán được trước tương lai, và hơn nữa. Thành tựu phi thường là những nhận thức có giá trị và đạt được giác ngộ hoàn toàn.

Ở nơi chốn thích hợp, trước một linh ảnh của Đức Tara, bày biện tất cả những món cúng dường mà bạn có thể sắp đặt được. Ngồi tại một vị trí dễ chịu với tâm trí buông lỏng. Thiết lập tâm trí bạn trong bốn nền tảng, thọ Quy y, trưởng dưỡng Bồ đề tâm và thực hành các Pháp deity yoga.

Để thực hiện được thực hành này, chúng ta cần một nơi chốn thích hợp, có nghĩa là không ồn ào, thanh bình, và tĩnh lặng. Ở nơi chốn như vậy, lập một nơi thờ. Hình ảnh của Đức Tara hay những vị Phật và Bồ Tát có thể thêm vào để hỗ trợ. Một hình ảnh có thể là một tranh vẽ hoặc một tôn tượng, hoặc bất cứ sự hiện diện nào xác đáng. Đặt lên bàn thờ bất cứ món cúng dường nào mà bạn có thể sắp đặt được: nước, hoa, nến, và thực phẩm-bất cứ món gì. Ngồi thoải mái để cơ thể và tâm trí, cả hai, được hiện diện thoải mái, thả lỏng.

Bốn nền tảng được phản ánh trên:

  • Cuộc sống quý hiếm làm người
  • Vô thường của mọi hiện tượng (các Pháp)
  • Bản chất tự nhiên của khổ đau trong Samsara
  • Nhân của nghiệp không thể lay chuyển được.

Khi chúng ta soi rọi vào cuộc sống quý hiếm được làm người, điều đó truyền cho chúng ta cảm hứng không phí phạm cơ hội hiếm hoi này. Khi chúng ta quán xét về vô thường, chúng ta nới lỏng bám chấp của chúng ta vào cuộc sống này bởi vì chúng ta hiểu được rằng đó là phù du. Soi rọi vào nỗi đau khổ, chứa đựng tất cả những gì Samsara mang tới cho chúng ta, trí tuệ không bám chấp vào sự tái sinh ở bất cứ nơi đâu trong Samsara, kể cả trong sự khoái cảm bao la của cõi trời bởi vì không chúng sinh nào trong Samsara thoát khỏi nỗi khổ. Cách nhìn nhận sai lầm được chữa lại khi chúng ta soi chiếu vào nhân, nghiệp và quả.

Hướng về bắt đầu cuốn Pháp bảo của sự giải thoát, Tổ Gampopa đã đặt câu hỏi: kể từ khi chúng ta được sinh ra và tái sinh từ vô lượng thời gian cho đến giờ, đôi khi trong quá khứ chúng ta đã được sinh ra trong cuộc sống làm người và ở một vài giai đoạn chúng ta đã có cơ hội gặp một vị đạo sư và học và thực hành Pháp. Nhưng chúng ta vẫn không thoát khỏi Samsara! Điều gì sai lầm ở đây? Tổ Gampopa trả lời chính câu hỏi của mình bằng cách giải thích chúng ta không biết cách điều phục tâm trí để đạt được giác ngộ. Đôi khi chúng ta còn bám luyến vào cuộc sống này. Nếu chúng ta nghĩ về cuộc sống kiếp sau, chúng ta làm gì để phù hợp cho những bám luyến của chúng ta – cầu mong được sinh lại là một ông vua quyền lực, hoặc một thương gia thành công.

Chúng ta đã bám chấp vào những lạc thú của Samsara, và cách này không thể giải thoát chúng ta ra khỏi Samsara. Vậy để giải thoát thực sự mình khỏi Samsara, chúng ta phải quán chiếu về bốn nền tảng này và phát triển sự buông bỏ chân thành. Tổ Jigten Sumgon nói rằng quán chiếu về những bước sơ bộ này quan trọng hơn nhiều thực hành hiện tại. Nếu chúng ta không có một động cơ vững chắc nhằm giải thoát khỏi Samsara, nếu chúng ta không chú trọng vào đạt giác ngộ, chúng ta sẽ không tiến bộ nhiều. Kể cả nếu chúng ta có thực hành Đại thủ ấn, điều đó vẫn là một phần của Samsara. Nếu chúng ta thực hành mật điển du già cao nhất, điều đó vẫn để chúng ta lại trong Samsara vì chúng ta không có động cơ đích thực của sự buông bỏ. Chính vì vậy điều chính yếu là thiết lập trạng thái của tâm trí trong bốn nền tảng đầu tiên.

Bình luận Nghi Quỹ

Quy y:

Trước tập hợp của các vị Bhagawati và đoàn tùy tùng, hiện thân của Tam Bảo

Con và những chúng sinh khác xin Quy y cho đến ngày đến đuợc bờ nẻo giác.

Hiểu rằng cần giải thoát mình khỏi Samsara, chúng ta Quy y và phát khởi Bồ đề tâm, tâm trí của giác ngộ. Bhagawati có nghĩa “Những đấng thiêng liêng”. Ở đây, tập hợp của các vị thần Bhagawati liên quan đến Đức Tara và đoàn tùy tùng. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng đoàn. Bà Tara là hiện thân cho họ trong cách thức sau:

  • Thân trí tuệ của Đức Tara là Tăng đoàn
  • Lời nói trí tuệ của Đức Tara là Pháp
  • Tâm trí tuệ của Đức Tara là Phật.

Trưởng dưỡng Bồ đề tâm

Để che chở cho tất cả chúng sinh khỏi nỗi sợ hãi của Samsara

Con xin trưởng dưỡng hai loại Bồ đề tâm.

Cho dù chúng ta có đi nơi nào chăng nữa, Samsara vẫn là một chốn của sự sợ hãi. Một người ăn xin trên đường phố sợ bị hại bởi những người khác, những thương gia sợ những đối thủ cạnh tranh, và mặc dù chúng ta sống ở ngoài đất nước, chúng ta có nỗi sợ. Khi ngồi trong nhà, chúng ta có nỗi sợ; khi ta lái xe trên đường, có nỗi sợ. Sư tử và hươu-tất cả những loài súc sinh hoang dã-có nỗi sợ. Đó là bản chất lan tỏa tự nhiên của nỗi khổ đau. Trưởng dưỡng hai loại Bồ đề tâm: Bồ đề tâm nguyện và Bồ đề tâm hạnh, là cách duy nhất để được giải thoát khỏi nỗi khổ đau. Không có trưởng dưỡng Bồ đề tâm đúng đắn, việc thực hành mà chúng ta làm không thể trở thành nhân của giác ngộ được.

Điều này giống như đi du lịch. Nếu chúng ta muốn đi du lịch tới một số nơi, chúng ta phải có khái niệm sẽ đi đâu. Sau đó trên động cơ này, chúng ta đóng hành lý, mua vé, chuẩn bị và tiếp đến thực tế đi. Nhưng nếu không có ý nghĩ đầu tiên để đạt mục tiêu, không có gì xảy ra cả. Đó là vai trò của trưởng dưỡng Bồ đề tâm – thiết lập ước nguyện chủ chốt để đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Tiếp đến để hoàn thiện mục đích này, chúng ta tham gia vào hành động của Bồ đề tâm (Bồ đề tâm hạnh) – học và thực hành Pháp để tránh những bất thiện hạnh, phát triển những phẩm tính tốt đẹp và hoàn thiện sáu hạnh ba la mật.

Quán chiếu về tính không

OM SHUNYATA JNANA BAZRA SVABHAVA ATMA KOHAM

Tất cả các hiện tượng (Pháp) của sự bám níu và đính chặt tan biến vào tính không

Việc lặp lại câu chú này và thiền thiết lập tính không như nền tảng của mọi sự xuất hiện. SHUNYATA là tính không. JNANA là trí tuệ nguyên thủy. Tính không này không “chỉ là” rỗng rang, mà hơn thế, đó là sự nhận nhận thức bản chất, là trí tuệ nguyên thủy. Bản chất của tính không này rất bền vững không phá hủy được. BAZRA (Vajra), kim cương. Nói một cách khác, khi chúng ta khám phá ra bản chất chân thực của tâm trí ta (chân tâm), của sự nhận thức nguyên thủy thì không còn sự mê mờ. Tất cả những phiền não của vô minh, luyến ái, ghét bỏ và hơn thế nữa không còn là diễn viên ở nơi đây. Chính vì vậy, không chỉ là rỗng rang, mà hơn thế nữa còn tràn đầy trí tuệ, kiến thức và hoạt hạnh. SVABHAVA có nghĩa là-chân như (như chính nó) – là, không tự tạo tác và không tự giả tạo. ATMA KOHAM có nghĩa “con đang ở trong trạng thái tự nhiên này”. Nếu như chúng ta chưa chứng ngộ được tính không, ít nhất chúng ta cũng quán tưởng rằng chúng ta tan vào bầu không gian. Tất cả những gì chúng ta bám níu vào, đính chặt vào tan biến hết. Ngồi một lúc và thả lỏng tâm trí trong trạng thái này.

Quán tưởng

Những sự che chở bao la hoạt động từ trong tính không này. Tại trung tâm, là một bông sen và một đĩa mặt trăng.

Trên đó là một chủng tự TAM màu xanh lá, là bản chất sự nhận thức của con. Ánh sáng phóng tỏa và tịnh hóa mọi chướng ngại của tất cả chúng sinh. Sau đó ánh sáng làm thành những món cúng dường tới tất cả chư Phật đà và quay trở lại.

Một khi chúng ta cảm giác quen thuộc thoải mái với tính không, sự quán tưởng có thể hoạt động ra ngoài tính không đó. Sự che chở bao la muốn nói đến những sự bảo vệ bao quanh miền đất tinh khiết của mandala của Mẹ Tara: hàng rào kim cương, lưới kim cương và lửa trí tuệ. Ở chính giữa mandala là một bông sen với đĩa mặt trăng phẳng ở trên bông sen. Trên đĩa mặt trăng là chủng tự TAM màu xanh lá. Chủng tự là hạt giống cốt tủy của Đức Tara xanh. Từ chủng tự TAM xanh này, ánh sáng phóng tỏa khắp các phương và tràn khắp cả sáu cõi trong Samsara. Mọi chướng ngại của tất cả chúng sinh được hoàn toàn tịnh hóa khi ánh sáng này chạm vào. Như vậy tất cả chúng sinh được tịnh hóa và giải thoát khỏi mọi sự mê mờ. Sau khi chúng sinh được tịnh hóa, ánh sáng trở thành một phẩm vật cúng dường và dâng cúng tới tất cả chư Phật khắp mười phương. Và ánh sáng quay về và hòa nhập vào chủng tự TAM.

Con trở thành Đức Tara với một mặt và hai tay, trong ấn thí độ và cầm bông sen màu xanh lá. Hai chân con trong tư thế bán hoa sen, với dáng vẻ trẻ trung tôn quý, có màu xanh lá – xanh dương, con mặc y áo lụa và mang những đồ trang sức, tỏa ánh sáng và trong tướng báo thân.

Vào thời điểm này, chủng tự TAM hóa hiện thành Đức Tara. Tara có nghĩa là “người giải thoát”, người mà giải thoát tất cả chúng sinh ra khỏi mê mờ của Samsara. Một khuôn mặt của Bà tượng trưng cho Pháp thân tuyệt đối. Hai tay Bà tượng trưng cho hai chân lý (sự thật): tuyệt đối và tương đối. Ấn thí độ tượng trưng rằng Bà ban sự can đảm (không sợ hãi) cho chúng sinh bằng lòng bi mẫn của Bà. Bông sen xanh chỉ rằng Bà là hiện thân của trí tuệ. Hai chân Bà trong tư thế bán hoa sen có nghĩa là Bà ở trong trạng thái không an trụ, không ở Samsara mà cũng không ở Nirvana. Với với dáng vẻ trẻ trung tôn quý Bà là hiện thân của sự can đảm và đại trí tuệ không bao giờ già. Màu xanh lá nhìn chung biểu trung cho hoạt hạnh giác giác ngộ, và xanh dương-xanh lá biểu trưng cho mức độ hoạt động vĩ đại hơn. Phần trên và dưới thân thể, Bà mặc y áo lụa và mang những đồ trang sức. Vương miện năm chấu trên đầu chỉ rằng Bà là hiện thân của năm loại trí tuệ hay năm vị Phật. Hoa tai, vòng cổ, vòng vai, vòng và vòng cổ chân tượng trưng cho sáu ba la mật tuyệt hảo mà Bà đã đạt được. Trí tuệ và từ bi của Bà tỏa tới tất cả chúng sinh. Tướng báo thân có nghĩa Bà đã có được những phẩm tính tối hảo của một vị Phật.

Tất cả những đồ trang sức và những đồ tượng trưng đã nói là pháp ẩn dụ. Khi bạn trở thành Đức Tara, thiền về những gì cần đạt được: sáu ba la mật, năm loại trí tuệ, trạng thái không an trụ, và hơn nữa. Chúng ta học để trở thành hiện thân cho những phẩm tính này chính là mục đích của việc thực hành pháp.

Một khi bạn đã quán tưởng tốt, hãy tự hỏi mình “cái thân bình thường của mình đã đi đâu vậy? Nó đã bị đẩy sang một bên ở nơi nào rồi? Thân thể của Đức Tara đến từ đâu?”

Điều này chứng tỏ kỹ năng tuyệt vời của các pháp hành trong Kim Cương Thừa. Tại chính chỗ đó, dù không rời bỏ thân thể này, chúng ta vẫn có một cơ hội để hóa hiện trong tướng dạng của trạng thái giác ngộ. Để thực hành thành công, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng và thấu hiểu sâu sắc. Nếu chuẩn bị kỹ, vào chính thời điểm này, giữa Samsara, chúng ta có thể đạt được trạng thái giác ngộ tuyệt đối. Bằng cách đó, những hành giả tuyệt vời đã đạt được giác ngộ.

Khi chúng ta có một cơ thể bình thường, những sự cáu giận, thù oán, và bám chấp tồn tại. Chúng ta bị ốm đau, già và chết. Thân thể này là nền tảng cho mọi sự khổ đau. Khi trở thành thân Bổn tôn trong thân Đức Tara, thì trí tuệ, từ bi và những phẩm tính tuyệt vời khác trở thành nền tảng của sự giải thoát thay thế.

Ánh sáng hóa hiện trong tất cả các phương từ ba chủng tự tại ba tâm điểm, mang lại tất cả trí tuệ, từ bi và các hoạt động của tất cả chư Phật đà và hòa tan vào con. Con trở thành hiện thân của đấng Thiên thệ trong ba thời.

Ba chủng tự là OM màu trắng nơi trán, AH màu đỏ nơi cổ, và HUNG màu xanh dương nơi tim. Từ những chủng tự này, ánh sáng phóng tỏa tới tất cả chư Phật ở mười phương. Các vị đều trong tướng dạng của Đức Tara xanh. Khi ánh sáng quay trở lại, hòa tan vào bạn như một trận mưa rào và trở nên bất khả phân với bạn. Thiền rằng mọi chướng ngại của thân thể, lời nói và trí tuệ được hoàn toàn tịnh hóa và bạn đã nhận được tất cả trí tuệ, sự gia trì và các hoạt động từ bi của các chư Phật đà. Sugata có nghĩa là Thiên thệ, một từ đồng nghĩa chỉ một vị Phật. Vậy, bạn đã trở thành bản chất của tất cả chư Phật trong thời quá khứ, hiện tại và tương lai.

Cúng dường bản thân như đức Tara:

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA ARGAM PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA PADYAM PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA PUSHPAM PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA DHUPAM PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA ALOKAM PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA GHANDHE PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA NAIWITE PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA SAPARI WARA PRATITSA SVAHA

An trụ trong trạng thái tự nhiên đó, dâng những phẩm vật cúng dường này cho bản thân. Đây không phải một hành vi bám chấp, mà hơn thế, đó là một cách dâng cúng dường có triển vọng. Bằng cách này cả thế giới có thể sử dụng như một món cúng dường để tích lũy công đức, trí tuệ, và mang lại lợi lạc lớn lao cho tất cả chúng sinh.

Những phẩm vật cúng dường hiện ra trong bầu không gian: một đại dương nước, vô số hoa, bầu trời tràn ngập hương, ánh sáng mặt trời và mặt trăng xua tan bóng tối, một ngọn núi thực phẩm, một cung trời âm nhạc tràn ngập khắp không gian. Những món cúng dường này được hiểu- bất khả phân với bản chất của tướng và tính không – được dâng tới tất cả chúng sinh giác ngộ, và chúng ta tích lũy cả công đức và trí tuệ bằng cách đó.

  • ARGHAM là nước cúng dường cho mặt hoặc miệng. Món cúng dường này biểu thị sự hứa hẹn của tất cả các nhân và duyên tích cực đem lại quả tích cực.
  • Cho món cúng dường thứ hai, thay thế PADYAM vào vị trí ARGHAM. Đây là nước cho chân, có nghĩa sự tịnh hóa. Bằng việc rửa chân cho các chúng sinh giác ngộ, chúng ta rửa sạch tất cả những nghiệp tiêu cực và chướng ngại. Bằng cách tạo ra những phẩm vật cúng dường để rửa chân những chúng sinh giác ngộ, chúng ta thực sự rửa “chân” của chính tâm trí chúng ta.
  • Sau đó đến PUSHPAM, một bông hoa cúng dường cho đầu. Đó chính là biểu trưng cho thực hành về hạnh thí và khai mở lòng ra. Một bông hoa thì thật là đẹp, một cách rất tự nhiên bạn muốn giữ lại, nhưng khi bạn tặng cho một ai đó, chắc phải có một tình cảm thật đặc biệt trong tâm. Bằng kết nối như vậy, thực hành cúng dường để giải thoát khỏi sự keo kiệt bủn xỉn. Milarepa đã nói rằng nếu như một ai đó đã giải thoát khỏi sự keo kiệt, bủn xỉn thì sẽ không cần có một thực hành đặc biệt nào về bố thí cả.
  • DHUPAM là cúng dường hương cho mũi. Món cúng dường này đại diện cho đức hạnh và kỷ luật. Vì khói hương lan tỏa khắp không gian, khói hương tẩy sạch tất cả mùi. Cũng giống như vậy, đức hạnh tịnh hóa tất cả những chướng ngại không loại trừ bất cứ điều gì, và lan tỏa bằng hương của đạo đức tinh khôi.
  • ALOKAM là ánh sáng cúng dường cho mắt tượng trưng cho sự nhẫn nại. Khi không có gió thổi, ngọn nến sáng rực rỡ, lặng lẽ, yên bình. Giống như vậy, khi tâm trí không bị những cơn giận giữ hoặc những xúc tình tiêu cực khác xáo trộn, tâm trí trở nên trong sáng, lặng lẽ và yên bình.
  • GHANDE là nước thơm cúng dường cho thân thể gợi lên sự lan tỏa hay nỗ lực hỷ lạc. Khi bạn xức nước thơm cho cơ thể, bạn cảm nhận niềm vui và yên bình, một cảm giác có những phẩm tính tốt trong cơ thể bạn. Giống như vậy, khi bạn hành động một cách khôn ngoan, bạn là hiện thân của những phẩm tính tốt của chư Phật và chư Bồ Tát và đó là đại hỷ lạc.
  • NAIWDYE là phẩm vật cúng dường cho miệng. Điều này tượng trưng cho thiền định hay thiền tập trung, nhất tâm đức hạnh. Chúng ta ăn những thực phẩm để duy trì cơ thể này. Cùng một cách như vậy, thiền duy trì tâm trí chúng ta, thiền thực sự là thực phẩm của tâm.
  • SHAPTA là âm nhạc cho tai. Âm thanh là tạm thời, mang bản chất phù du không có thực chất, dùng để tượng trưng cho nhận thức trí tuệ không thể diễn tả thành lời. Sự nhận thức trí tuệ làm tâm trí sắc bén để có thể nhận thức được tất cả các hiện tượng là không có thật, mà chỉ là sự hợp nhất của tính không và tướng.

Tán thán

Vương miện của thiên và bán thiên

Đỉnh lễ dưới gót chân sen của Người

Mẹ, Người đã giải phóng khỏi những nhân duyên bất lợi

Con cầu khẩn và quỳ lạy mẹ Tara.

Mặc dù trong cõi trời, những chúng sinh quyền năng như Brahma và Indra, đỉnh lễ Đức Tara và thọ Quy y nơi Mẹ. Tất nhiên, những chúng sinh ở cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh cũng vậy. Các hoạt hạnh của Đức Tara giải thoát chúng sinh khỏi những nhân duyên bất lợi và ra khỏi chính từ cõi Samsara. Chính vì vậy, chúng ta cầu khẩn và quỳ lạy tới Người.

Tụng chú

Trên đĩa mặt trăng nơi trái tim là chủng tự TAM, bao quanh chủng tự là câu minh chú tỏa ánh sáng tới tất cả chư Phật đà, đem lại những sự gia trì hòa tan vào con, biểu lộ sự bất khả phân của tướng và tính không, bản chất của những phẩm tính vô biên của tất cả chư Phật đà. Lại một lần nữa, những ánh sáng bất tận tỏa ra từ câu minh chú và chuyển biến những hiện tượng bên ngoài (Pháp) thành cõi Dewachen (Tây Phương Cực Lạc) và tất cả chúng sinh trong hình tướng Đức Tara, tất cả cùng đọc, tụng câu mật chú.

Ánh sáng màu xanh lá tỏa khắp mười phương. Ánh sáng chạm tới cõi Phật, và ánh sáng của trí tuệ, từ bi, sự tịnh hóa từ chư Phật quay lại với bạn, tan vào bạn và tràn ngập khắp cơ thể và tâm trí bạn. Tất cả những che chướng của nghiệp, cảm xúc phiền não và những che chướng vi tế được hoàn toàn tịnh hóa và bạn được thiết lập như một bản chất của tất cả chư Phật. Mặc dù bản chất của chúng sinh là đức Tara, những chướng ngại ngẫu nhiên và thiên hướng tiêu cực bám rễ sâu chế ngự họ và họ đau khổ không ngừng. Nhận ra chân lý, cần phát triển lòng đại từ bi được hỗ trợ bằng trí tuệ và khát khao được giải thoát khỏi những nỗi khổ đau này. Và sau khi bạn hoàn toàn được tịnh hóa, ánh sáng phóng tỏa từ trái tim bạn và chạm đến tất cả chúng sinh trong sáu cõi của vũ trụ. Cảnh quan bên ngoài biến chuyển thành cõi Dewachen, cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà. Tất cả mọi chúng sinh biến chuyển trong hình tướng Đức Tara và cùng đọc tụng câu mật chú

OM TARE TUTTARE TURE SVAHA

Tụng nhiều nhất như bạn có thể Câu minh chú quay theo chiều kim đồng hồ quanh chủng tự TAM nơi tim bạn. Chủng tự OM bao gồm OM, AH, và HUNG, chỉ thân, khẩu và ý của tất cả chư Phật đà. TARE có nghĩa Tara người giải thoát, TUTTARE là Người giải thoát khỏi những nỗi sợ hãi. TURE là giải thoát khỏi tất cả đau ốm và bệnh tật. SVAHA có nghĩa “mong cầu có thể đạt được”. Câu minh chú này là một phương pháp để tịnh hóa chính bản thân và tất cả chúng sinh, giải thoát khỏi tất cả những nhân duyên không thuận lợi và thiết lập trong trạng thái toàn hảo. Tụng câu chú nhiều lần như bạn có thể tụng. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể tịnh hóa sáu cõi từng bước một như sau: đầu tiên cõi địa ngục, sau đó cõi ngạ quỷ, rồi đến cõi súc sinh, cõi nhân, cõi bán thiên, cõi thiên. Tất cả họ đều mang hình tướng Đức Tara và cùng nhau tụng câu minh chú.

Cúng dường

Sau khi bạn tịnh hóa bản thân bạn và thiết lập toàn bộ chúng sinh trong trạng thái Đức Tara, bạn có thể kết thúc thực hành. Đầu tiên cúng dường cho bản thân và tất cả các vị Tara-mỗi chúng sinh trên thế giới này. Sự lặp lại và ý nghĩa giống hệt như trước đây.

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA ARGAM PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA PADYAM PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA PUSHPAM PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA DHUPAM PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA ALOKAM PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA GHANDHE PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA NAIWITE PRATITSA SVAHA

OM ARYA TARA SAPARIWA WARA SAPARI WARA PRATITSA SVAHA

Tán thán

Vương miện của thiên và bán thiên

Đỉnh lễ dưới chân sen của Người

Mẹ, Người đã giải phóng khỏi những nhân duyên bất lợi

Con cầu khẩn và quỳ lạy Mẹ Tara.

Tán thán này cũng giống hệt như trên.

Hóa tán

Tất cả nhưng hiện tượng (Pháp) bên ngoài và bên trong tan thành ánh sáng và hòa nhập vào con. Con cũng hòa tan vào pháp giới không tạo tác và không phân biệt, ánh sáng trong trẻo của Pháp thân tuyệt đối, niềm đại hỷ lạc. Tất cả là trạng thái Đại thừa-tâm trí bình thường.

Vũ trụ bên ngoài, miền đất tinh khôi của cõi Dewachen, hòa tan vào chúng sinh. Tất cả chúng sinh, trong hình tướng Đức Tara, tan thành ánh sáng và ánh sáng này tan vào chính bạn trong hình tướng Đức Tara. Bạn hòa tan dần từng bước, từ đài sen lên và từ đầu tan xuống, hòa tan vào chủng tự TAM nơi tim. Chủng tự TAM tan biến từ dưới lên, và tan vào tính không lan tỏa khắp, trạng thái không phân biệt-nơi không có gì được dự đoán, giải thoát khỏi sự phân biệt chủ thể và đối tượng.

Đây còn được gọi là trạng thái không tạo tác. Chúng ta không làm ra các hiện tượng không tạo tác hoặc gỡ bỏ những điểm phân biệt. Hơn thế nữa, chúng ta nhận biết bản chất tự nhiên của trạng thái lan tỏa khắp như-nó-vẫn là. Vạn hữu chúng ta nhìn là sự tạo tác của tính không. Trạng thái không tạo tác, không phân biệt pháp giới, dạng lan tràn khắp của sự trường tồn (tồn tại vĩnh cửu) của mọi hiện tượng (Pháp), bản chất tự nhiên của tính không. Đó là ánh sáng trong trẻo tuyệt đối, có nghĩa rằng không có chướng ngại, không có sự u mê, mà là sự sáng suốt tràn ngập. Pháp thân là trạng thái với tất cả những phẩm tính tuyệt hảo, một trạng thái giải thoát khỏi mọi sự mê mờ, mọi sự sợ hãi và những ý nghĩ tiêu cực. Đó là trạng thái đại hỷ lạc tự nó. Tất cả là trạng thái Đại thừa, tâm “bình thường” không bị dính mắc bởi những tư duy khái niệm.

Nghỉ ngơi trong trạng thái tự nhiên của tâm như-nó-vẫn là.

Tất cả những từ tuyệt vời nhất được dùng ở đây: không phân biệt, không tự tạo tác, Pháp giới, ánh sáng trong trẻo tuyệt đối, Pháp thân, hỷ lạc, Đại thừa và tâm trí bình thường. Khi chúng ta thiền bằng cách này, tâm trí chúng ta được giải thoát khỏi những sự mê mờ, trông đợi và thủ đoạn. Đây là cách để tâm trí nghỉ ngơi trong sự hợp nhất của sự rạng ngời và tính không.

Samsara là sự kiệt sức. Qua vô số thời gian, chúng ta đã đuổi theo những ham muốn của mình. Chúng ta đuổi theo không ngừng, từ kiếp này sang kiếp sau. Các bạn có thể nhìn thấy điều đó trong kiếp hiện tại của bạn. Các bạn lên kế hoạch, các bạn hoàn thành một việc này sau việc kia, nhưng vẫn không hài lòng và kiệt sức. Cái tâm trí kiệt sức của các bạn có thể nghỉ ngơi trong trạng thái đó. Đó thật sự là kỳ nghỉ!

Nếu bạn thực hành tốt, điều này có thể giống như bạn cắt đi gốc rễ của một cái cây. Nếu bạn muốn chặt bỏ cái cây, bạn chỉ cắt hết cành của nó, nó có thể sẽ mọc tiếp trở lại. Nhưng bạn chặt hết rễ của cái cây, những cái cành của nó sẽ khô dân trên thân. Cũng như vậy, nếu bạn biết sử dụng thực hành thiền để cắt hết rễ của lầm lạc, thì tất cả tư duy khái niệm sẽ khô dần. Sẽ không có chỗ cho vô minh, tức giận, ghét bỏ, bám chấp, kiêu ngạo, ghen tức và hơn nữa để sống.

Hồi hướng

Nhờ công đức và những thiện hạnh mà con tích lũy được ở Samsara và Nirvana, và bản chất bẩm sinh, cầu mong tất cả những bà mẹ chúng sinh, nhiều như không gian vô tận, đạt được hình tướng của Đức Tara cao quý, được giải thoát khỏi sự chối bỏ cũng như chấp nhận trạng thái của đại trí tuệ mà trí tuệ này đã được giải thoát khỏi năm độc.

Để kết thúc phần thực hành, quay lại hình tướng Đức Tara và đọc lời nguyện hồi hướng. Chúng ta hồi hướng công đức mà mỗi chúng sinh trong sáu cõi đã tích lũy được trong quá khứ, tích lũy trong hiện tại, sẽ tích lũy trong tương lai, cũng như chư Phật, chư Bồ Tát, chư La Hán, và chư Duyên Giác của quá khứ, hiện tại và tương lai cùng với bản tính nguyên sơ (Phật tính). Bản tính nguyên sơ là trạng thái Pháp thân, là hiện thực không tạo tác. Chúng ta hồi hướng cho thế giới này đạt được trạng thái của Đức Tara, giải thoát khỏi sự ác cảm hay bám chấp.

Trong hiện thực ở đây, không có sự chối bỏ và cũng có sự không chấp nhận. Khi chúng ta đi qua phần thực hành này, dù bất cứ chướng ngại nào nảy sinh, sẽ luôn là một cơ hội để thực hành bởi không cần chối bỏ chướng ngại. Khi một điều gì tốt đẹp đến, cũng vậy, không có gì để bám chấp vào. Vạn hữu đều xuất phát từ tính không. Đây là trạng thái đại trí tuệ, có nghĩa là trạng thái đại nhận thức. Trạng thái này tĩnh lặng và thoát khỏi năm độc của vô minh, bám chấp, ghét bỏ, kiêu ngạo và ghen tỵ, mà ở trong trạng thái tự nhiên là năm trí tuệ. Chúng ta cần trực tiếp nhận thức điều đó.

Bạn có thể tiếp theo với Lời Khẩn nguyện Bảy Mẹ hiền Tara.

Khenchen Konchog Gyaltsen Rinpoche