(06616_ng.JPG) Lama Yeshe teaching at Vajrapani Institute, California, 1983. Photos by Carol Royce-Wilder.

Làm cho thực hành Pháp có hiệu quả

Liều thuốc giải cho ảo tưởngbản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp; Pháp huệ mang lại giải pháp sâu xa nhất cho từng vấn đề con người. Bất cứ ai có vấn đề đều cần Pháp; Pháp huệ là ánh sáng xua tan bóng tối của vô minh, căn nguyên chủ yếu cho mọi phiền não của con người.

Triết lý Pháp không phải là Pháp; học thuyết không phải là Pháp; nghệ thuật tôn giáo không phải là Pháp. Pháp không phải là bức tượng đó của Đức Phật trên bàn thờ của bạn. Pháp là sự hiểu biết bên trong về thực tại dẫn dắt chúng ta vượt qua bóng tối của vô minh, vượt khỏi bất như ý.

Chỉ thừa nhận suông Pháp là chân thực thì không đủ. Chúng ta cũng phải hiểu thực tại riêng của mình, những nhu cầu cụ thể của mình và mục đích của Pháp vì Pháp liên quan đến chúng ta như là những cá nhân. Nếu chúng ta chỉ thừa nhận Pháp vì những lý do phong tục hoặc văn hóa, thì Pháp không mang lại hiệu quả thích đáng cho tâm của chúng ta. Ví dụ, tôi sai khi nghĩ “Mình là người Tây Tạng, vì thế, mình là phật tử Đại Thừa”. Có lẽ tôi có thể nói về triết lý Đại Thừa, nhưng là phật tử Đại Thừa với Pháp Đại Thừa trong lòng tôi là một việc khác.

Bạn có thể được sinh ra trong một quốc gia theo Phật giáo, trong một môi trường mà tôn giáo được thừa nhận, nhưng nếu bạn không sử dụng tôn giáo đó để đạt sự hiểu biết về thực tại của chính tâm mình, thì có rất ít ý nghĩa để trở thành một tín đồPháp không thể giải quyết vấn đề của bạn nếu bạn không tiếp cận Pháp một cách thực tế. Bạn nên tìm kiếm tri thức Pháp để ngừng những vấn đề của mình, làm cho chính mình khỏe mạnh tinh thần – về mặt tôn giáo là để khám phá hạnh phúcbình an và cực lạc vĩnh cửu.

Chính chúng ta chịu trách nhiệm tự tìm ra an lạc và giải thoát cho mình. Chúng ta không thể nói rằng một số quyền năng khác như Thượng đế là có trách nhiệm trong việc này – nếu chúng ta nói vậy thì chúng ta yếu đuối và không gánh trách nhiệm trong những hành động của về thân, khẩu và tâm của chính mình. Các Phật tử hiểu rằng họ tự chịu trách nhiệm cho mọi việc họ làm: cho dù hành động của họ là tích cực hay tiêu cực đều nằm trong chính tầm tay của họ. Vì vậy, mặc dù chúng ta có thể thấy chính mình trong môi trường tôn giáo – ở Ấn ĐộTây Tạng hoặc thậm chí ở phương Tây – nhưng trở thành mộ đạo lại là một việc khác.

Các mặt ngoài của văn hóa không chỉ ra được sự hiện diện của Pháp. Pháp là điều dẫn dắt chúng ta vượt qua ảo tưởngvượt qua bản ngã, vượt ra ngoài những vấn đề thông thường của con người. Nếu chúng ta dùng Pháp cho những mục đích như vậy thì chúng ta có thể nói “Tôi đang thực hành Pháp”, nhưng nếu chúng ta không làm thế, cho dù trì tụng những minh chú mạnh mẽ nhất cũng chỉ có chút ít lợi ích.

Một trong những giáo lý nền tảng nhất của đạo Phật là từ bỏ sinh tử luân hồi. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên uống nước khi khát. Nó có nghĩa là chúng ta phải hiểu sinh tử luân hồi đến mức ngay cả khi chúng ta bị vướng trong hoàn cảnh sinh tử luân hồi vẫn không nảy sinh phản ứng nghiệp nào. Áp dụng pháp huệ và thiện xảo là sự từ bỏ thực sự; chừng nào mà chúng ta còn chấp thủ và thù hằn trong tâm thì chúng ta không từ bỏ được sinh tử luân hồi.

Bạn có thể thay quần áo và cạo đầu, nhưng khi bạn hỏi chính mình “Tôi thực sự đã từ bỏ cái gì?” bạn có thể thấy rằng tâm mình giống hệt như trước khi bạn chuyển hóa bên ngoài – bạn không có dừng các vấn đề của mình lại.

Đó là lý do tại sao chúng ta gọi sinh tử luân hồi là một vòng tròn; sự hiện hữu lòng vòng. Chúng ta làm các việc – chúng ta thay đổi, đổi thay, thay đổi nữa, rồi lại đổi thay – chúng ta tận hưởng điều mới lạ của từng thay đổi, nhưng thực tếtoàn bộ những điều chúng ta đang làm là tạo thêm nghiệp. Mỗi lần chúng ta làm điều gì đó, đều có phản ứng làm cho sự ràng buộc của chúng ta vào sanh tử luân hồi còn chặt hơn trước kia. Đó là luân hồi. Để nới lỏng sự siết chặt này, chúng ta cần trí huệ để soi sáng bóng tối của vô minh. Chỉ nghĩ “Mình là Phật tửĐức Phật sẽ chăm sóc mình”; “Mình là người Cơ đốc giáo; Chúa sẽ chăm sóc mình” là không đủ. Niềm tin không đủ; chúng ta phải hiểu biết về thực tại của chính tâm mình.

Cho nên, Đức Phật đã dạy nhiều kỹ thuật thiền định để đánh thức chúng ta khỏi vô minhTrước tiênchúng ta phải hiểu những nhu cầu của mình với tư cách là một cá thể; theo các giáo lý của Đức Phật, mỗi người chúng ta đều có nhu cầu khác nhau. Thông thường chúng ta làm ngơ điều này và chỉ thừa nhận bất cứ điều gì đến mà không phân biệt sáng suốt. Kết quả là rốt cuộc chúng ta rơi vào tình huống không thể thoát ra được. Đó là sinh tử luân hồi.

Lama Yeshe