12295497_10201055871196173_5487246454774725692_n

Bức thư gửi học trò

Bức thư thứ hai: Rèn luyện tâm chí thành đối với Thượng sư

Louise trân quý,

Thầy cảm ơn con rất nhiều bởi lá thư đầy lòng tôn kính. Thầy mong con sẽ nhập thất Vajrasattva trong ba tháng hoặc dài hơn trong khả năng của con cho đến năm tới. Tịnh hóa cô cùng quan trọng đối với con. Nếu không thực hành tịnh hóa liên tục, mạnh mẽ, con sẽ có rất nhiều xung đột trong dòng tâm và sẽ không thể hiểu mục đích của các pháp thực hành khác nhau. Điều đó tạo ra các suy đoán và niệm tưởng tiêu cực, và tiếp đến sẽ tạo ra nghiệp bất thiện che chướng dòng tâm của con rất nhiều lần nữa. Điều này làm cho con rất khó thấu hiểu Phật Pháp, không chỉ ở phương diện triết học, nhưng ngay cả giáo pháp căn bản.

Nếu có thể, hãy cố gắng lễ lạy ít nhất 100 lễ mỗi ngày bằng tán tụng hồng danh Ba mươi năm vị Phật, giống như con từng thực hành trong mỗi khóa tu. Trong thời gian buổi tối, hãy  thực hành Vajrasattva. Hãy trì tụng ít nhất một tràng nếu con có thể, điều này rất lợi lạc.

Con đã không nghiên cứu giáo pháp căn bản một cách cặn kẽ, đặc biệt là phần tâm chí thành lên Kim cương thượng sư.

Câu trả lời ở đây là: hãy hoan hỷ đọc kỹ các bản kinh văn như Giải thoát trong lòng bàn tay từ đầu tới cuối. Đừng đọc quá nhanh, và nghĩ rằng pháp vị cam lồ sẽ xuất hiện ở một nơi nào đó khác. Theo quan kiến Phật giáo, mỗi lời của Đức Phật thậm chí mỗi một từ đơn lẻ cũng đều hàm chứa pháp vị giải thoát phía sau. Pháp vị giải thoát phía sau lý nghĩa mỗi ngôn từ, và lý nghĩa tối thượng là sự giác ngộ.

Nếu bạn cố gắng làm những gì thầy đã khuyên ở đây, sẽ rất hữu ích.
Trong những cõi tịnh độ, tất nhiên chỉ có chư Phật, Bồ tát và những ai đã tích lũy đầy đủ công đức rộng lớn; những ai có nghiệp thanh tịnh tạo đủ nhân để được tái sinh nơi đó. Bởi cậy sẽ không có chướng ngại gì khi các ngài hóa thân trở lại trong cõi tịnh độ. Còn đối với phàm tâm như hiện nay của chúng ta thì không thể tới cõi tịnh độ, nhưng tất nhiên nếu chúng ta đang ở trong cõi tịnh độ thì dòng tâm thức của chúng ta sẽ không ở trạng thái như thế này. Nơi đó chỉ có những người có dòng tâm thanh tịnh.

Cho nên quan trọng nhất đối với con là hãy tịnh hóa liên tục, mãnh liệt. Hãy nỗ lực thực hành như cậy. Hãy nỗ lực thực hành như cậy. Nếu không con sẽ liên tục gặp phải những chướng ngại trong việc nuôi dưỡng tâm chí thành tới thượng sư.

Trong những luận giải về tâm chí thành lên thượng sư có đề cập đến tám lợi lạc khi thực hành đúng và tám thiếu sót hay lầm sai đến từ việc không tôn kính các ngài. Tất nhiên nếu một ai không có thượng sư hướng đạo thì họ sẽ chẳng nhận được lợi lạc gì.

Gốc rễ của tâm chí thành tới Thượng sư là hãy nhớ nghĩ tới lòng từ của các ngài. Khi ấy chúng ta khởi phát lòng tôn kính lên Thượng sư, ngài là nguồn cội của toàn bộ hành trình tới giải thoát giác ngộ. Phải có sự hướng đạo từ Thượng sư, chúng ta mới đạt tất cả sự chứng ngộ, giải thoát khỏi những đau khổ luân hồi tiến tới bến bờ giải thoát. Đây là lý do tại sao sự hiểu biết và thực hành tâm chí thành tới Thượng sư rất quan trọng. Chúng ta cần phải suy xét kỹ càng. Chúng ta phải thực sự cẩn trọng và đặt rất nhiều nỗ lực cố gắng để thấu hiểu.

Về cơ bản, chúng ta ai cũng mong muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Chúng ta muốn lợi nhuận tổng cai tổng và tinh tế phiền não và nghiệp tiêu cực, và hoàn thành tất cả những phẩm chất của chứng ngộ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải làm điều đó.

Mục tiêu chính của sự thực hành là:

Nhằm mang lại lợi lạc cho tha nhân;

Để giải thoát vô số chúng sinh khỏi bể khổ luân hồi;

Để mang lại cho vô số chúng sinh không chỉ  trạng thái hạnh phúc tạm thời, mà còn đưa họ đến trạng thái toàn giác.

Có bốn lý do chính cho sự thực hành tâm chí thành tới Thượng sư. Điểm chính yếu trong đó là coi Thượng sư là một vị Phật. Thầy sẽ để  điều này cho con tự suy xét bản thân và tư duy kỹ càng qua bản kinh căn. Thầy sẽ chỉ luận giải sơ lược bốn lý do chính.

Thứ nhất, vạn pháp không có gì là vững bền trong quan điểm của chúng ta. Trong dòng tâm của phàm tình chúng sinh, chúng ta có quá nhiều huyễn ảo, quá nhiều thứ lớp ảo giác; rất nhiều lầm sai nặng nề. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy mọi người và chúng sinh có ảo tưởng, phạm phải lầm sai và trải nghiệm khổ đau. Nhưng quan kiến đó không phải là luôn luôn đúng.

Tu sĩ Lekpa Karma từng phục sự Đức Phật trong 22 năm, nhưng ông luôn coi Đức Phật chỉ là một người nói dối. Ông có niềm tin nhiều hơn nơi một số Bậc thầy Hindu và không có niềm tin nơi Đức Phật, bậc đã chứng đạt chính đẳng, chính giác, toàn thiện, toàn giác, thành tựu tất cả những năng lực giải thoát và giác ngộ từ nhiều kiếp trước.

Cũng giống như ví dụ này. Ở phương diện các Thượng sư, ngài là bậc giác ngộ, nhưng từ phía các đệ tử, họ lại không thể coi Thượng sư một vị Phật. Tại sao? Bởi vì họ đã chưa tịnh hóa tri kiến lầm sai và chưa được rèn luyện kỹ càng về tâm chí thành tới Thượng sư. Thầy chỉ nhắc điều này một cách sơ lược, con phải tự suy xét, quán chiếu xem.

Thứ hai, ngày nay tất cả chư Phật và Bồ tát đều không ngừng nỗ lực làm việc cho chúng sinh và cho chính mỗi người chúng ta.

Thứ ba, các Thượng sư là những bậc làm của tất cả công hạnh của chư Phật. Hãy tư duy kỹ càng về điều này. Dòng tâm của chúng ta có rất nhiều che chướng, chúng ta có rất nhiều tri kiến sai lầm, do đó chúng ta không thể thấy các Thượng sư có những năng lực của một vị Phật. Chúng ta không thể thấy rằng các ngài là ô nhiễm. Đây là lý do tại sao các ngài không thể hướng đạo cho chúng ta trực tiếp được. Chúng ta chỉ coi các ngài trong hình tướng phàm nhân.

Các bậc thầy không ngừng hướng đạo chúng ta, ban giáo pháp, quán đỉnh, ba cấp độ giới nguyện, khẩu truyền, v.v.., nhưng tất cả những gì chúng ta thấy trực tiếp là hình tướng của phàm nhân. Mặc dù các ngài đang thực hiện tất cả những công hạnh giúp giải phóng chúng ta, đưa chúng ta khỏi biển khổ luân hồi đến bến bờ giải thoát nhưng chúng ta lại chỉ coi các ngài là phàm nhân với rất nhiều lầm sai, khổ đau.

Vì vậy, bởi tri kiến sai lầm như vậy do nghiệp lực, chúng ta không nhận được sự hướng đạo và không thể thụ nhận giáo pháp, giới nguyện. Chúng ta hoàn toàn bị bị lạc lối. Giống hệt như khi ta đang gặp nguy hiểm trong một khu rừng vào ban đêm, với cọp và sư tử xung quanh, và chúng ta ở đó mà không có chút ánh sáng nào. Hay chúng ta giống như một đứa trẻ bị bỏ rơi trong một sa mạc nóng bỏng hoang vắng.

Bởi vậy, bậc Thượng sư là thực hiện hành mọi công hạnh của chư Phật, và đó là lý do tại sao chúng ta nói các ngài là một vị Phật.

Và thứ tư, sau cùng xin hoan hỷ đọc kỹ phần này trong bản kinh văn Lam-rim – Đức Phật Kim Cương Trì tuyên bố rằng bậc Thượng sư chính là một vị Phật.

Bên cạnh những điều Thầy đã nhắc tới ở đây, có những lý do sâu xa và thâm diệu hơn nhiều. Với sự tịnh hóa mãnh liệt và rèn luyện tâm chí thành hướng tới Thượng sư, chúng ta có thể thấy Thượng sư chính là một vị Phật. Không chỉ có vậy, tất cả những sự chứng ngộ trong mức độ nhỏ, trung bình và vĩ đại đều có thể thành tựu.

Đây là một chút chia sẻ của Thầy tới con từ Trung tâm Đại thừa Tushita ở Dharamsala, trong căn phòng phía dưới chính điện, nơi mà có rất nhiều chú khỉ đến và chơi đùa, nghịch nước. Hahaha!

Hãy tận hưởng đời sống của mình nhé. Con phải thực sự thấu hiểu rằng Phật giáo rất lô-gíc. Khi biết suy tư kỹ càng về những lời dạy của Đức Phật, con sẽ thể nhập pháp sâu sắc hơn nữa rất nhiều.

Vì vậy, hãy tận hưởng đời sống quý giá mà chúng ta đang có trong cuộc đời này.

Lama Zopa Rinpoche

Việt dịch: La Sơn Phúc Cường