20170225221842_18815

Bồ đề tâm và lòng bi mẫn

TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ LÒNG BI MẪN

Tình yêu thương và lòng bi mẫn có bản tánh tương tự nhau nhưng cách thức ứng dụng thì khác nhau. Lòng bi mẫn thường được đề cập khi nói về các vấn đề của chúng sinh, là nguyện ước giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau. Trong khi tình yêu thương hay được nói đến ở phương diện tích cực là nguyện ước chúng sinh được hạnh phúc và có các nguyên nhân của hạnh phúcTâm từ bi của chúng ta nên cân bằng hướng đến mỗi chúng sinh và nên thật mạnh mẽ như là của một người mẹ yêu thương hết mực đứa con duy nhất của mình, chịu trách nhiệm hết mực cho sự an lành của người khác. Đó là cách một vị Bồ tát đối đãi với chúng sinh.

Tuy nhiênbồ đề tâm không chỉ có từ bi. Các vị Bồ tát thấy rằng, để giải thoát chúng sinh hữu tình khỏi khổ đau và có được hạnh phúc cao nhất, chính chúng sinh cần phải được trang bị đầy đủ các phẩm tính – đầu tiên chúng sinh phải thành tựu Phật quảtự do hoàn toàn khỏi các chướng ngại và giới hạn và hoàn toàn sở đắc tất cả trí và lực. Hiện giờchúng ta không thể giúp gì nhiều cho người khác. Do vậy, để có thể giúp nhiều chúng sinh hơn, chúng ta phải thành tựu giác ngộ càng sớm càng tốt. Ngày cũng như đêm, mọi việc chúng ta làm nên được thực hiện theo cách có thể giúp chúng ta đạt được toàn giác sớm nhất vì lợi lạc của chúng sinh hữu tình.

BỒ ĐỀ TÂM

Một ý niệm đặc trưng bởi nguyện như vậy được gọi là bồ đề tâm (bodhicitta), hay tinh thần Bồ tát. Không như những tư tưởng chấp ngã tự tôn thường thấy của chúng sinh vốn thường dẫn đến tham, sân, si, ganh tị và ngã mạnBồ tát đạo là con đường của yêu thương, bi mẫn và bồ đề tâm, nếu chúng ta thực hành các pháp thiền định đúng đắn, tự thân chúng ta sẽ trở thành các vị Bồ tátVậy thì, như ngài Tịch Thiên đã nói, tất cả những hoạt động bình thường của chúng ta – ăn, ngủ, đi đứng hay bất kể gì khác, đều sẽ sản sinh vô lượng thiện lành và lấp đầy những mục đích vì lợi lạc của chúng sinh.

ĐỜI SỐNG CỦA MỘT VỊ BỒ TÁT

Cuộc đời của một vị Bồ tát là rất quý báu, và do đó để có thể nuôi dưỡng thân này, chúng ta ngủ, ăn và làm mọi việc khác để giữ gìn nó. Bởi vì điều này là động lực của chúng ta, mỗi muỗng thực phẩm mà chúng ta ăn sẽ tạo ra một lượng công đức tương xứng với số lượng chúng sinh hữu tình trong vũ trụ này vậy.

Để tăng tiến trên mười cấp độ Bồ tát trên con đường dẫn đến Phật quảchúng ta thực hành cả phương pháp và trí huệ: trên nền tảng của bồ đề tâm chúng ta trưởng dưỡng chứng ngộ về tánh Không. Thấy được tánh Không của ngã thì vô minh ngã chấp và bám luyến của chúng ta sẽ dừng dứt. Chúng ta sẽ thấy tất cả hiện tượng là trống không và tiếp theo, mọi thứ xuất hiện trong tâm là ảnh huyễn, như các trò ảo thuật vậy.

Khi một ảo thuật gia dựng lên một cảnh, khán giả tin rằng họ đang thấy điều đó thật sự hiện hữuẢo thuật gia, dù cũng thấy những thứ mà khán giả thấy, lại hiểu khác. Khi ông ấy biến ra một phụ nữ đẹp, khán giả trải nghiệm dục vọng. Khi ông ấy tạo ra một con thú hung dữ, khán giả thấy sợ hãiẢo thuật gia thấy người phụ đẹp và con thú hung dữ kia cùng lúc với khán giả nhưng ông ấy biết rằng những thứ này là không thật. Ông ấy thấy chúng trống không trong cách mà chúng xuất hiện – hiện thực của chúng không giống như kiểu biểu hiện của chúng.

Một cách tương tự, các vị Bồ tát đã thấy được tánh Không thấy mọi thứ là ảnh huyễn và những thứ vốn có thể gây ra bám luyến và sân giận cho họ trước kia sẽ không còn có thể làm như vậy nữa.

Như ngài Long Thọ đã nói,

Bằng cách kết hợp hai nhánh phương pháp và trí huệBồ tát đạt được tác động hai nhánh thân và tâm (sắc thân và pháp thân) của một vị phật.

Sự tích tập năng lượng công đức và trí huệ đưa họ đến với tầng đầu tiên của Bồ tát địa, nơi họ trực nhận biết tánh Không và vượt qua các trở ngại để đến với giải thoát. Họ sử dụng chứng ngộ này để tăng tiến trên mười cấp độ Bồ tátcuối cùng xóa bỏ tất cả các trở ngại, thành tựu toàn trí. Họ trước tiên xóa bỏ cấp độ thô lậu của vô minh, sau đó bằng cách thực hành thiền định từ từ về phương pháp kết hợp với trí huệthành tựu giác ngộ toàn hảo.

Geshe Lhundub Sopa