2-1

Những tiêu chuẩn của Đạo sư Kim cương thừa

Chỉ đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu thì không đủ để trở thành một đạo sư kim cương. Tổ Jigme Lingpa, người đã thọ nhận toàn bộ giáo lý của Tôn giả Longchenpa, là một đạo sư thành tựu của truyền thống Nyingma. Tác phẩm Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ của Ngài đã tổng hợp nhiều tiêu chuẩn mà Kinh thừa và Mật thừa yêu cầu về một đạo sư kim cương. Sau đấy, Ngài đã viết trong một đoạn kệ rằng, “Bởi hiện nay là thời Giáo Pháp suy giảm và hữu tình chúng sinh chẳng có đủ công đứctìm thấy một đạo sư kim cương hoàn hảo như Đức Phật hay một Bồ Tát vĩ đại thì cực kỳ khó”. Do vậy, Ngài nói, “Hãy tạm bỏ qua tiêu chuẩn rất cao này và xem những yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn mà một đạo sư kim cương phải đáp ứng”.

(1) Đạo sư phải giữ gìn Biệt Giải ThoátBồ Tát và Kim Cương thừa giới hoàn hảo.

Biệt Giải Thoát giới thanh tịnh – Các giới luật của Biệt Giải Thoát có thể được chia thành hai kiểu: cư sĩ và tu sĩ. Từ quan điểm này, một đạo sư kim cương có thể là một cư sĩ hoặc một tu sĩ. Một đạo sư kim cương cư sĩ trước hết phải giữ gìn các giới luật cư sĩ trọn vẹn và không phá vỡ chúng.

Bồ Tát giới thanh tịnh – Một đạo sư kim cương phải đã phát khởi Bồ đề tâm nguyện cũng như Bồ đề tâm hạnh. Về các giới luật Bồ Tát, tôi cần phải chỉ ra một vấn đề. Nhiều Phật tử nghĩ rằng khi những Bồ Tát giới được trao truyền trong các nghi lễ nhất định mà họ tham dự, điều đó nghĩa là họ chắc hẳn đã thọ nhận được tinh túy của các giới luật. Thực sự thì thật khó để nói xem họ có hay không. Vấn đề là thứ nắm giữ chìa khóa của việc thực sự thọ nhận tinh túy của các giới luật. Nếu chúng ta tổ chức một đại lễ và thỉnh mời vài đạo sư lỗi lạc trao truyền Bồ Tát giới, liệu chúng ta có thực sự thọ giới? Về bề ngoài, các điều kiện dường như hoàng hảo – vị truyền giới là một hành giả đáng kính, người đã thọ Bồ Tát giới và biết cách truyền giớinghi lễ được cử hành chuẩn xácchúng ta tham dự nghi lễ; và nghi lễ rất hoành tráng. Tuy nhiên, chìa khóa của việc đạt được tinh túy của Bồ Tát giới nằm ở chỗ tạo ra nguyên nhân bên trong, chứ không phải các điều kiện bên ngoàiNguyên nhân bên trong là việc Bồ đề tâm đã khởi lên từ sâu thẳm trái tim chúng ta hay chưa. Ví dụ, sau buổi lễchúng ta cần hỏi bản thân liệu mục đích của chúng ta là vì lợi ích bản thân hay chúng sinh khác. Nếu nó là vì lợi ích của chúng sinh khác, chúng ta chắc hẳn đã có mong ước đạt Phật quả để đưa họ thoát khỏi khổ đau. Nếu đó là động cơ đằng sau hầu hết các thực hành của chúng tachúng ta sẽ thọ nhận được tinh túy của Bồ Tát giớiTrái lại, nếu mọi thứ được thực hiện vì sự giác ngộ của chính chúng tachúng ta thậm chí chẳng có Bồ đề tâmvậy thì làm sao chúng ta có thể hy vọng thọ nhận Bồ Tát giới chân chính? Điều đó tuyệt đối không thể.

Vì vậy, điều đầu tiên là rèn luyện tâm, tức là, thực hành Tứ Vô Lượng Tâm theo những giáo lý của các thực hành sơ khởi bên trong, sau đấy, phát Bồ đề tâm. Những giáo lý Phật giáo luôn luôn nhấn mạnh vào việc tiến hành mọi thực hành từ tâm.

Không có Bồ đề tâm hay bất kỳ sự rèn luyện tâm mang tính nền tảng nào, chúng ta có thể mong chờ kết quả nào đơn giản từ việc tham dự lễ truyền Bồ Tát giới? Mặc dù vị truyền giới rất được kính trọng, có công đức và trí tuệ hoàn hảo, những phẩm tính vĩ đại này có ích gì với chúng ta? Ngài không thể ép buộc chúng ta thành những Bồ Tát nếu chúng ta không tự mình phát Bồ đề tâm. Nếu điều đó là khả thi thì Đức Phật đã làm vậy từ rất lâu rồi. Vì thế, không dễ dàng để thọ Bồ Tát giới. Khi đã được thọ nhận, các giới luật cần phải được giữ gìn.

Kim Cương thừa giới thanh tịnh – Để thọ nhận các giới luật Kim Cương thừa, người ta phải thọ nhận quán đỉnh chân chínhChúng ta có thể nói rằng chúng ta đã thọ nhận quán đỉnh và vì thế, đã thọ Kim Cương thừa giới. Nhưng việc chúng ta có nhận được tinh túy của giới luật hay không thì phụ thuộc vào ba yếu tốThứ nhất, vị truyền quán đỉnh phải có những tiêu chuẩn và khả năng làm vậy. Nói cách khác, liệu Ngài có thực sự thọ nhận các giới luật Kim Cương thừa? Thứ hai, vị thọ nhận có đủ phẩm tính để thọ quán đỉnh? Thứ banghi lễ quán đỉnh có được cử hành đúng đắn? Nếu cả ba đều được đáp ứngchúng ta có thể nói rằng chúng ta đã được nhập môn Kim Cương thừaNếu không, việc chúng ta có thực sự là những đệ tử của Kim Cương thừa thì vẫn còn phải nghi ngờ.

 (2) Một đạo sư kim cương phải có kiến thức mở rộng về Phật Pháp.

Có một số hành giả (giống như trong quá khứ, những Lama lớn tuổi nhất địnhthực hành trong các hang động trên núi) khá thành tựu; chư vị giữ gìn giới luật thanh tịnh, rất sùng kính và có niềm tin lớn lao dành cho chư đạo sư. Về mặt kiến thức, chư vị hiểu giáo lý ở một mức độ nào đó, nhưng gặp khó khăn trong việc giảng dạy người khác bởi Giáo Pháp khác biệt với kiến thức thế gian. Ví dụ, thậm chí nếu người ta thành thạo chỉ một nhánh của sự nghiên cứu, họ đã có thể được xem là vị có thẩm quyền về lĩnh vực đặc biệt đó, điều không đúng trong trường hợp của Phật Pháp. Người ta chỉ có thể thực sự lĩnh hội ý định của Đức Phật sau khi đã làm chủ toàn bộ giáo lý. Chỉ đọc vài bản văn là chưa đủ, bởi chân lý mà Đức Phật giảng dạy có thể được phát lộ một cách trọn vẹn hoặc một phần trong nhiều bản văn khác nhau. Đức Phật luôn luôn giảng dạy tùy theo căn cơ của thính chúng để giáo lý có thể làm lợi lạc họ nhất. Ngài sẽ không giảng dạy chân lý thực sự nếu nó không thể được hiểu. Tuy nhiên, nếu chân lý tương đối có thể được hiểu và chấp nhận với niềm hoan hỷ và niềm hoan hỷ này cuối cùng có thể dẫn dắt họ đến con đường giác ngộĐức Phật trước tiên sẽ giúp đỡ họ bằng những giáo lý thiết thực hơn chỉ để thỏa mãn họ. Vậy thì Đức Phật đang nói dối à? Không, Đức Phật đơn giản ban những giáo lý khác nhau để phù hợp với căn cơ khác nhau của thính chúngVậy thì tư tưởng thực sự của Đức Phật trong mọi giáo lý của Ngài là gì? Nó chỉ có thể được nắm bắt nhờ dấn thân vào số lượng lớn lao những bản văn và trở nên thông thạo về chúng. Đây là sự khác biệt giữa giáo lý Phật Đà và các môn khác. Vì vậy, người ta phải rất uyên bác để trao truyền Giáo Pháp cho chúng sinh khác.

(3) Một đạo sư kim cương phải có lòng bi mẫn lớn lao.

Một đạo sư kim cương cần đón nhận hữu tình chúng sinh với lòng bi mẫn. Các hành giả, người giữ gìn giới luật thanh tịnh và uyên bác về cả Kinh và Mật, nhưng chỉ sẵn lòng thực hành cô độc trong các hang động trên núi và không tự nguyện có bất kỳ liên hệ bên ngoài nào, không đáp ứng các yêu cầu của một đạo sư kim cương, dù cho chư vị có thể là những hành giả thực sự.

(4) Một đạo sư kim cương phải thông thạo nghi quỹ của cả Kinh thừa và Mật thừa.

Đặc biệt trong Kim Cương thừa, có rất nhiều thực hành thiên về hoạt động, được cử hành để giải phóng hữu tình chúng sinh khỏi khổ đau và xua tan chướng ngại với sự hành trì. Nhưng chúng đều được cử hành theo các nghi quỹ. Nếu người ta không biết gì về chúng, họ sẽ thiếu nhiều phương tiện thiện xảo sẵn có để cứu giúp hữu tình chúng sinh. Đó là lý do kiến thức toàn diện về nghi quỹ là điều cần thiết với một đạo sư kim cương.

(5) Một đạo sư kim cương phải đạt được sự chứng ngộ nhất định.

Hãy lấy ví dụ về quán đỉnh Guhyagarbha. Nó bao gồm một trăm Bổn tôn, trong đó, năm mươi tám vị phẫn nộ và bốn mươi hai vị an bình. Vị ban quán đỉnh phải có khả năng quán tưởng rõ ràng từng vị Bổn tôn, bao gồm cả các Pháp khíthủ ấn và trang sức. Nếu vị ấy không thể làm vậy, làm sao mà quán đỉnh có thể được trao truyền cho ai đó? Vì vậy, một đạo sư kim cương phải thành công trong việc đạt chứng ngộ. Giống như vậy, để giảng dạy và trao truyền Đại Viên Mãn, người ta phải đạt chứng ngộ Đại Viên Mãn trước. Nó giống như chỉ đường cho ai đó. Người ta phải biết rõ đường đi trước khi có thể chỉ ra phương hướng chính xác cho người khác. Nếu người dẫn đường còn nhầm lẫn, làm sao mà người khác có thể được dẫn đi đúng hướng? Tương tự, nếu vị đạo sư chưa đạt chứng ngộ, làm sao Ngài có thể giải thích Đại Viên Mãn sâu xa? Vì thế, người có thể trao truyền những giáo lý như Đại Viên Mãn hay các chỉ dẫn cốt tủy phải là một đạo sư chứng ngộ.

Sự chứng ngộ, trong hoàn cảnh này, không ám chỉ việc hoàn toàn tiêu trừ mọi lỗi lầm hay đạt được trí tuệ hoàn hảo, mà chỉ là khả năng, dù ít dù nhiều, tiêu trừ các lỗi lầm và đạt được trí tuệ nhất định. Ở đây, trí tuệ không phải là sự thông minh và sáng suốt thế gian, cũng không phải kiến thức thu được từ sách vở, mà là giác tính được chứng ngộ nhờ kinh nghiệm trực tiếp.

(6) Một đạo sư kim cương phải biết bốn cách tập hợp đệ tử.

Chúng là những phương tiện mà nhờ đó, chư Bồ Tát đem hữu tình chúng sinh đến với chân lý mà Đức Phật giảng dạy. Không biết các phương pháp này sẽ khiến cho nhiệm vụ giải thoát hữu tình chúng sinh khỏi luân hồi là không thể.

Sáu điểm trên đây là những yêu cầu căn bản với một đạo sư kim cương. Những vị đáp ứng cả sáu điều kiện cần thiết này được xem là các đạo sư đủ phẩm tính. Nhưng ở Tây Tạng có thành ngữ rằng, “Thật khó để phân biệt kẻ trộm với một vị Phật”. Trong tất cả những người trên các con phố, ai là kẻ trộm? Chúng ta không biết. Điều tương tự đúng với chư Phật. Chắc hẳn có các hóa hiện của Đức Phật trong những người này, nhưng từ “Phật” không được gắn trên trán của bất kỳ ai. Vì vậychúng ta không thể nhận ra một vị Phật hay kẻ trộm đơn giản từ vẻ ngoài. Trong trường hợp đó, chúng ta cần lựa chọn và đi theo một đạo sư kim cương như thế nào? Ba cách để quan sát một đạo sư kim cương được chỉ rõ trong các Mật điển của Kim Cương thừa.

Thứ nhất, trước khi tiếp cận vị đạo sư tiềm năng, chúng ta có thể hỏi những người đang sống trong khu vực lân cận bởi họ có thể biết nhiều hơn về người này. Đó là sự quan sát từ xa. Thứ hai, một sự quan sát gần hơn có thể được tiến hành bằng cách theo dõi hành vi của người này từ gần đó, vẫn không có bất kỳ tiếp xúc nào. Nhưng làm vậy chỉ trong một hay hai ngày thì chưa đủ bởi một sự ngụy trang có thể dễ dàng được khoác lên trong khoảng thời gian ngắn. Thứ bachúng ta có thể thiết lập sự tiếp xúc và cẩn thận quan sát người này một thời gian, tức là sáu hay tám năm. Nếu khi ấy, chúng ta cảm thấy người này đã đáp ứng sáu yêu cầu của một đạo sư thì chúng ta có thể trở thành đệ tử của Ngài.

Mọi người trong xã hội hiện đại liên tục bận rộn với công việc và những chuyện tương tự. Làm sao họ có thể dành bảy hay tám năm quan sát một đạo sư? Mặt khác, điều kiện tiên quyết là đạo sư kim cương phải có những tiêu chuẩn đúng đắn để trao quán đỉnh chân chính hay các chỉ dẫn cốt tủy về thực hành Kim Cương thừaVậy thì chúng ta cần làm gì? Trong trường hợp này, chư đạo sư thành tựu như Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche và các vị khác sẽ là lựa chọn tốt nhất của chúng ta bởi chư vị đã được kiểm tra trong một khoảng thời gian dài và được chấp nhận bởi nhiều hành giả xuất sắc khác. Vì thế, chúng ta không cần quá nhiều nỗ lực trong việc đánh giá các phẩm chất của chư vị để đi theo những đạo sư này. Về những đạo sư không thuộc kiểu này, quá trình kiểm tra là cần thiết.

Đây là những tiêu chuẩn tối thiểu của một đạo sư trong Kim Cương thừa. Người ta không thể là một đạo sư kim cương nếu không thể đáp ứng chúng. Nhưng việc ai đó có thể là đạo sư kim cương hay không thực sự không phải mối bận tâm của chúng tatrở thành một đệ tử hay không mới là vấn đề. Như đã đề cập trước đó, về tình hình hiện nay ở nhiều nơi, người ta thường thọ nhận quán đỉnh từ bất kỳ ai từ Tây Tạngđắp y đỏ và có danh hiệu tự xưng là Tulku hay Khenpo, chẳng biết nhiều về lai lịch của người này hay các điều kiện để thọ nhận quán đỉnh. Tất cả những gì họ biết là quán đỉnh và những đạo sư kim cương thì tốt cho họ. Sẽ ổn nếu họ không bao giờ mất niềm tin với vị thầy sau khi đã trở thành đệ tửTuy nhiênthực tế thì không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ, khi một đạo sư thu hút đám đông bằng việc ban một quán đỉnh, một tuần sau, người ta có thể bắt đầu buộc tội – “Chúng ta đã sai lầm về ông ấy; ông ấy chưa có bất kỳ chứng ngộ nào và cũng chẳng giữ giới và thậm chí không có tính cách tốt”; hay họ có thể cãi nhau bằng cách nói rằng, “Thầy của bạn kém hơn thầy của tôi; truyền thừa của tôi cao hơn; nhánh của tôi tốt hơn” và v.v. Đây là một vài vấn đề mà hành giả cư sĩ ngày nay gặp phải.

Khenpo Tsultrim Lodro Rinpoche