chuyển luân

Đức Phật đã chứng ngộ và giảng dạy Tứ thánh đế

ĐỨC PHẬT ĐÃ THỰC HÀNHTRUYỀN PHÁP NHƯ THẾ NÀO

Đức Phật chính ngài, đầu tiên đã học, thực hành và chứng được Pháp và giác ngộ. Ngài thấy được những cốt tủy của nhân quả của suy nghĩ và hành động và sau đó dạy mọi người cách sử dụng những quy luật này theo cách để thành tựu giải thoát.

Những lời dạy đầu tiên của Ngài là về bốn sự thật (Tứ Thánh Đế): khổ, tập, diệt, đạo. Trước hết, chúng ta cần học cách nhận ra đau khổrắc rối vốn xâm chiếm cuộc sống của chúng ta. Sau đó, cần nhận ra nguyên nhân của chúng. Thứ ba, cần biết rằng có thể loại bỏ các nguyên nhân này để hoàn toàn tự do giải thoát. Cuối cùng, chúng ta cần biết về sự thật của đạo – những phương tiện giúp chúng ta đạt được giải thoát, những phương pháp thực hành giúp phá hủy đi hạt giống của khổ đau từ tận gốc rễ.

Có nhiều cách để trình bày đạo Phật, dẫn đến việc hình thành nhiều tông phái khác nhau trong đạo Phật, như là Tiểu Thừa hoặc Đại Thừa, tuy nhiên những giáo lý về Tứ Thánh Đế luôn là nền tảng căn bản của tất cả các tông phái Phật giáo; dù mỗi phái có những phương pháp đặc biệt khác nhau nhưng tất cả đều dựa trên bốn sự thật này. Không có Tứ Thánh Đế thì sẽ không có Đại Thừa hay Tiểu Thừa. Tất cả tông phái Phật giáo thấy đau khổvấn đề chính của sự hiện hữuvô minhnguyên nhân chính của đau khổ. Nếu không loại trừ vô minh, sẽ không có cách nào để giải thoát khỏi luân hồi và sẽ không có cách nào thành tựu toàn giác của Phật quả.

ỨNG DỤNG TỨ THÁNH ĐẾ

Đạo Phật nói nhiều về vô ngã hay bản tánh trống không của vạn vật. Đây là một giáo lý cốt tủy. Quán chiếu về tính Không lần đầu tiên được dạy bởi đức Phật và sau đó được truyền dạy rộng rãi bởi đại sư Long Thọ (Nagarjuna) và các học trò của ngài, những người giải thích về thuyết Trung Đạo – một hệ tư duy không cực đoan. Trung quán tông – những người theo Trung Đạo, cho rằng cách mà vạn vật tồn tại là không hề có phân cực tuyệt đối; mọi thứ mà chúng ta nhìn thấy không tồn tại theo cách mà chúng ta nhận thức chúng.

Về cái “Tôi”, hiểu biết của chúng ta về bản tánh của nó cũng thường sai lầm. Điều này không có nghĩa là không có con người hoặc không có ham muốn. Khi đức Phật phủ định sự tồn tại của bản ngã, ngài có ý rằng bản ngãchúng ta thường nhận thứchiện hữu. Những hành giả, bằng cách thiền tập với cái nhìn vào bên trong sâu sắc hơn, đã nhận ra bản tánh của bản ngã và thấy rằng cái “Tôi” có tồn tại ở một chiều kích khác. Những hành giả này đã nhận ra tính trống không của bản ngã vốn là giáo lý cốt yếu mà đức Phật đã truyền dạy; họ đã thủ đắc được vũ khí sắc bén của trí huệ để đốn hạ cây độc ảo tưởngloạn tâm.

Để có thể làm được giống như vậy, chúng ta phải nghiên cứu giáo lý, tinh tấn quán chiếu và xác quyết thông qua thực hành thiền định. Bằng cách này, chúng ta sẽ thấy rõ tự tánh của ngã. Trí huệ nhận biết tánh Không cắt đi gốc rễ của ảo tưởngchấm dứt đau khổ; nó trực tiếp đối lại vô minh, cái khiến chúng ta nhận thức sai lầm về thực tại.

Đôi khi chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đối trị cụ thể – ví dụ như khi một cơn giận nổi lên, chúng ta thiền định về lòng bi mẫn, khi dục vọng nổi lên, chúng ta thiền định về sự bất tịnh của thân thể, khi tham luyến nổi lên trong một trường hợp cụ thể, chúng ta thiền định về vô thường, và vân vân … Nhưng mặc dù những pháp đối trị này tương ưng với những vọng tưởng cụ thể, chúng không thể cắt bỏ tận gốc rễ – vì vậychúng ta phải chứng ngộ tánh Không.

Geshe Lhundub Sopa
Việt dịch: Thanh Danh
Nguồn: Đức Phật đã chứng ngộ và giảng dạy Tứ thánh đế